Năm 2012, những kẻ khủng bố Hồi giáo Ả-rập và Tuareg đã cướp phá di tích khảo cổ có từ thế kỷ 11 ở Gao Saneye, phía bắc Mali. Khu tổ hợp này gồm một ngôi mộ hình tháp, hai nhà thờ Hồi giáo mái bằng. Các quan chức Liên Hợp Quốc ước tính, 90% di tích ở khu khảo cổ này đã bị tàn phá.Hồi tháng 7/2014, phiến quân IS đã gài bom làm nổ tung công trình cổ đại mang tên ngôi đền thờ Thánh Imam Awn al-Din tồn tại từ thế kỷ 13 nằm ở Mosul, bên bờ sông Tigris.Tòa lâu đài Cras des Chevallers, một trong những tòa lâu đài trung cổ được bảo tồn nguyên vẹn, đã bị tàn phá nặng nề sau các cuộc giao chiến giữa quân chính phủ Syria và phe nổi dậy.Cả thế giới hết sức phẫn nộ sau khi hay tin phiến quân IS dùng xe ủi, búa tạ và xe quân sự hạng nặng san bằng thành cổ Nimrud xây dựng từ thế kỷ 13. Thành cổ Nimrud này là di chỉ cổ thuộc nền văn minh cổ đại Assyria được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Iraq.Không dừng lại ở đó, phiến quân IS tiếp tục phá hủy thành phố cổ Khorsabad 2.700 năm tuổi Khorsabad, cách Mosul 9 dặm theo hướng đông bắc hôm 9/3/2015. Thành phố này nổi tiếng với những bức phù điêu chạm khắc do Vua Sargon II chỉ thị hồi năm 717 TCN.Khi tràn vào thành phố Mosul, các chiến binh IS đã dùng búa tạ thẳng tay đập các bức tượng cổ có niên đại hàng ngàn năm ở Bảo tàng Mosul. Ảnh: IS thẳng tay xô đổ bức tượng quý hiếm đặt trong bảo tàng ở Iraq này.Theo National Geographic, 70% các bộ sưu tập được lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia Afghanistan đã bị cướp hoặc phá hủy.Ngày 2/3/2001, lãnh đạo cấp cao phiến quân Taliban đã ra lệnh đặt chất nổ vào hai pho tượng Phật cổ được khắc sâu bên trong núi đá ở Bamiyan, miền trung Afghanistan hồi 507-554.Giữa năm 1975-1979, đội quân diệt chủng Khmer Đỏ do tên đồ tể Pol Pot cầm đầu gần như phá hủy mọi thứ ở đất nước Campuchia, trong đó có cả các công trình kiến trúc cổ xưa. Hơn 3.000 ngôi chùa đã bị phá hủy, 73 nhà thờ Công giáo có mặt ở Campuchia cũng bị tàn phá. Chưa kể, còn hàng trăm các bức tượng, di vật cổ đại không thể khôi phục được.Trong Thế chiến II, phát xít Đức đã tháo dỡ những bức vách hổ phách vàng ròng ở Phòng hổ phách để đưa về Đức. Cho tới nay, quốc bảo của nước Nga vốn được ví là “kỳ quan thứ 8 của thế giới” vẫn là một kho báu được khát khao tìm kiếm. Năm 1716, Vua Phổ Friedrich Wilhelm I trao tặng cho Sa hoàng Pyotr I Đại đế căn phòng hổ phách trứ danh gồm 4 bức tường được tạo thành bởi 50 phiến hổ phách khảm vàng ròng.
Năm 2012, những kẻ khủng bố Hồi giáo Ả-rập và Tuareg đã cướp phá di tích khảo cổ có từ thế kỷ 11 ở Gao Saneye, phía bắc Mali. Khu tổ hợp này gồm một ngôi mộ hình tháp, hai nhà thờ Hồi giáo mái bằng. Các quan chức Liên Hợp Quốc ước tính, 90% di tích ở khu khảo cổ này đã bị tàn phá.
Hồi tháng 7/2014, phiến quân IS đã gài bom làm nổ tung công trình cổ đại mang tên ngôi đền thờ Thánh Imam Awn al-Din tồn tại từ thế kỷ 13 nằm ở Mosul, bên bờ sông Tigris.
Tòa lâu đài Cras des Chevallers, một trong những tòa lâu đài trung cổ được bảo tồn nguyên vẹn, đã bị tàn phá nặng nề sau các cuộc giao chiến giữa quân chính phủ Syria và phe nổi dậy.
Cả thế giới hết sức phẫn nộ sau khi hay tin phiến quân IS dùng xe ủi, búa tạ và xe quân sự hạng nặng san bằng thành cổ Nimrud xây dựng từ thế kỷ 13. Thành cổ Nimrud này là di chỉ cổ thuộc nền văn minh cổ đại Assyria được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Iraq.
Không dừng lại ở đó, phiến quân IS tiếp tục phá hủy thành phố cổ Khorsabad 2.700 năm tuổi Khorsabad, cách Mosul 9 dặm theo hướng đông bắc hôm 9/3/2015. Thành phố này nổi tiếng với những bức phù điêu chạm khắc do Vua Sargon II chỉ thị hồi năm 717 TCN.
Khi tràn vào thành phố Mosul, các chiến binh IS đã dùng búa tạ thẳng tay đập các bức tượng cổ có niên đại hàng ngàn năm ở Bảo tàng Mosul. Ảnh: IS thẳng tay xô đổ bức tượng quý hiếm đặt trong bảo tàng ở Iraq này.
Theo National Geographic, 70% các bộ sưu tập được lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia Afghanistan đã bị cướp hoặc phá hủy.
Ngày 2/3/2001, lãnh đạo cấp cao phiến quân Taliban đã ra lệnh đặt chất nổ vào hai pho tượng Phật cổ được khắc sâu bên trong núi đá ở Bamiyan, miền trung Afghanistan hồi 507-554.
Giữa năm 1975-1979, đội quân diệt chủng Khmer Đỏ do tên đồ tể Pol Pot cầm đầu gần như phá hủy mọi thứ ở đất nước Campuchia, trong đó có cả các công trình kiến trúc cổ xưa. Hơn 3.000 ngôi chùa đã bị phá hủy, 73 nhà thờ Công giáo có mặt ở Campuchia cũng bị tàn phá. Chưa kể, còn hàng trăm các bức tượng, di vật cổ đại không thể khôi phục được.
Trong Thế chiến II, phát xít Đức đã tháo dỡ những bức vách hổ phách vàng ròng ở Phòng hổ phách để đưa về Đức. Cho tới nay, quốc bảo của nước Nga vốn được ví là “kỳ quan thứ 8 của thế giới” vẫn là một kho báu được khát khao tìm kiếm. Năm 1716, Vua Phổ Friedrich Wilhelm I trao tặng cho Sa hoàng Pyotr I Đại đế căn phòng hổ phách trứ danh gồm 4 bức tường được tạo thành bởi 50 phiến hổ phách khảm vàng ròng.