Da cá sấu: Đây vẫn luôn được coi là một trong những chất liệu đặc biệt và có độ bền cao để làm những chiếc túi hàng hiệu xa xỉ. Tuy vậy, nhược điểm của nó là phải thường xuyên bảo dưỡng cẩn thận.Da trăn: Dù sở hữu vẻ ngoài bắt mắt, da trăn là một trong những loại chất liệu làm túi hàng hiệu mỏng manh nhất trên thị trường. Túi da trăn cần thường xuyên được chăm sóc để tránh vảy bị khô, bong ra khỏi sản phẩm.Da đà điểu: Túi xách làm từ da đà điểu được xem là một trong những chiếc túi có chất liệu bền nhất. Da đà điểu mang đến vẻ ngoài đẳng cấp cũng như khả năng đàn hồi cao, khó bị "giãn" cho chiếc túi sau thời gian dài sử dụng.Da thằn lằn: Đây là một trong những chất liệu làm nên các loại túi xa xỉ. Để sản phẩm giữ vẻ thẩm mỹ, người dùng phải bảo quản cẩn thận và thường xuyên để trong tủ chứa chuyên dụng bởi loại da này dễ bị trày xước và khó giữ được độ đàn hồi.Da bê ánh kim: Đây là một trong những kiểu chất liệu làm túi hàng hiệu ưa thích của các quý cô. Với bề mặt dày dặn và bền, loại da này có khả năng chống chịu được nhiều tác động vật lý cũng như vết bẩn.Da bò đực: Chất liệu này có bề mặt không được nhẵn nhụi như các loại da khác nhưng đổi lại độ bền cực cao. Bên cạnh đó, nó cũng được đánh giá cao về khối lượng nhẹ.Da nai: Chất liệu này được ưa chuộng bởi vẻ ngoài cao cấp, cảm giác sờ mềm tay và độ bền khá tốt.Da bê dập họa tiết: Loại chất liệu này có tên Empreinte, ra mắt và tạo nên cơn sốt trong làng thời trang từ năm 2010. Loại vải này được làm từ những tấm da bê có chất lượng tốt nhất nên có độ bền cao, có thể dùng qua nhiều năm mà không sợ cũ đi.Da cừu non: Sở hữu vẻ ngoài mềm mại nhưng chất liệu này không hề dễ bị trày xước.Da bê bóng: Chất liệu ra mắt vào năm 1998, sau khi Marc Jacobs được chỉ định làm Giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton. Nhờ một lớp sơn bóng, những chiếc túi vừa ra đời đã gây được cảm tình. Dù vậy, nó có nhược điểm dễ bị trầy xước và bám bẩn.
Da cá sấu: Đây vẫn luôn được coi là một trong những chất liệu đặc biệt và có độ bền cao để làm những chiếc túi hàng hiệu xa xỉ. Tuy vậy, nhược điểm của nó là phải thường xuyên bảo dưỡng cẩn thận.
Da trăn: Dù sở hữu vẻ ngoài bắt mắt, da trăn là một trong những loại chất liệu làm túi hàng hiệu mỏng manh nhất trên thị trường. Túi da trăn cần thường xuyên được chăm sóc để tránh vảy bị khô, bong ra khỏi sản phẩm.
Da đà điểu: Túi xách làm từ da đà điểu được xem là một trong những chiếc túi có chất liệu bền nhất. Da đà điểu mang đến vẻ ngoài đẳng cấp cũng như khả năng đàn hồi cao, khó bị "giãn" cho chiếc túi sau thời gian dài sử dụng.
Da thằn lằn: Đây là một trong những chất liệu làm nên các loại túi xa xỉ. Để sản phẩm giữ vẻ thẩm mỹ, người dùng phải bảo quản cẩn thận và thường xuyên để trong tủ chứa chuyên dụng bởi loại da này dễ bị trày xước và khó giữ được độ đàn hồi.
Da bê ánh kim: Đây là một trong những kiểu chất liệu làm túi hàng hiệu ưa thích của các quý cô. Với bề mặt dày dặn và bền, loại da này có khả năng chống chịu được nhiều tác động vật lý cũng như vết bẩn.
Da bò đực: Chất liệu này có bề mặt không được nhẵn nhụi như các loại da khác nhưng đổi lại độ bền cực cao. Bên cạnh đó, nó cũng được đánh giá cao về khối lượng nhẹ.
Da nai: Chất liệu này được ưa chuộng bởi vẻ ngoài cao cấp, cảm giác sờ mềm tay và độ bền khá tốt.
Da bê dập họa tiết: Loại chất liệu này có tên Empreinte, ra mắt và tạo nên cơn sốt trong làng thời trang từ năm 2010. Loại vải này được làm từ những tấm da bê có chất lượng tốt nhất nên có độ bền cao, có thể dùng qua nhiều năm mà không sợ cũ đi.
Da cừu non: Sở hữu vẻ ngoài mềm mại nhưng chất liệu này không hề dễ bị trày xước.
Da bê bóng: Chất liệu ra mắt vào năm 1998, sau khi Marc Jacobs được chỉ định làm Giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton. Nhờ một lớp sơn bóng, những chiếc túi vừa ra đời đã gây được cảm tình. Dù vậy, nó có nhược điểm dễ bị trầy xước và bám bẩn.