Sau khi khởi động cuộc thi thiết kế trang phục cho đại diện Việt Nam Phùng Trương Trân Đài tại Miss International Queen 2021, ban tổ chức nhận về nhiều bản vẽ độc lạ và gây cười. Đáng chú ý nhất là thiết kế "Cầu tõm - 9 củ thành 10" lấy ý tưởng từ hình thức vệ sinh ở vùng thôn quê của thí sinh Lý Thị Út Lành (sinh năm 2004).Theo chủ nhân của bản vẽ, có thể ý tưởng hơi "táo bạo" nhưng với nhiều người "Cầu tõm" là một phần ký ức hồn nhiên và hài hước, gắn liền với con sông, bờ đê,... Về mặt hình thức, trang phục sử dụng mô hình bằng gỗ, phần tà tái hiện hình ảnh dòng nước với các chú cá. Khi trình diễn, người mặc tháo gỡ phần mô hình để lộ bodysuit gợi cảm bên trong. Bản vẽ "Cầu tõm" nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh những lời khen cho ý tưởng độc đáo, không ít ý kiến cho rằng thiết kế lấy ý tưởng từ "Cầu tõm" không phù hợp để mang lên sân sấu quốc tế. Thậm chí, nhiều người còn hài hước bình chọn đây là "Trang phục dân tộc bốc mùi nhất mọi thời đại".Ngoài "Cầu tõm - 9 củ thành 10", nhiều bản vẽ trang phục dân tộc khác như "Đèn dầu", "Trà đá vỉa hè", "Chuyển mình"... cũng gây chú ý không kém.Bản vẽ “Xôi chiên và cá viên chiên” của Phạm Hoàng Quốc Khánh (sinh năm 2002" lấy ý tưởng từ món ăn vặt quen thuộc của người Việt Nam."Trà đá vỉa hè" của Nguyễn Minh Đức."Cô mía" của Thượng Gia Kỳ. Tác giả cho biết: "Bản thân tôi có ấn tượng rất sâu sắc với hình ảnh Đại diện Việt Nam - Phùng Trương Trân Đài từng phụ mẹ bán nước mía thuở nhỏ... Tôi gửi đến đây bản thiết kế này với hình dung rằng Trân Đài sẽ một lần nữa đẩy chiếc ''xe nước mía'' của mình ra khắp năm châu, hân hoan mời bạn bè quốc tế, thoăn thoắt đứng trên sân khấu với hành động ép nước mía cũng như chiêu đãi tất cả những khán giả yêu quý của mình một món nước bình dân, tuy đơn giản nhưng rất ngọt ngào, như chính con người Việt Nam của chúng ta vậy"."Dừa" của Lương Gia Hin."Hảo Hảo" của Nguyễn Nhật Trường.Thí sinh Nguyễn Thế Bảo mang tới ý tưởng "Chuyển mình" với lý giải: Hình ảnh sâu hóa nhộng để chuyển mình thành bướm cũng giống như hình ảnh người chuyển giới phải trải qua nhiều khó khăn để tìm lại chính mình.Xem video Ngọc Thảo trình diễn trang phục dân tộc. Nguồn Sen Vàng
Sau khi khởi động cuộc thi thiết kế trang phục cho đại diện Việt Nam Phùng Trương Trân Đài tại Miss International Queen 2021, ban tổ chức nhận về nhiều bản vẽ độc lạ và gây cười. Đáng chú ý nhất là thiết kế "Cầu tõm - 9 củ thành 10" lấy ý tưởng từ hình thức vệ sinh ở vùng thôn quê của thí sinh Lý Thị Út Lành (sinh năm 2004).
Theo chủ nhân của bản vẽ, có thể ý tưởng hơi "táo bạo" nhưng với nhiều người "Cầu tõm" là một phần ký ức hồn nhiên và hài hước, gắn liền với con sông, bờ đê,... Về mặt hình thức, trang phục sử dụng mô hình bằng gỗ, phần tà tái hiện hình ảnh dòng nước với các chú cá. Khi trình diễn, người mặc tháo gỡ phần mô hình để lộ bodysuit gợi cảm bên trong.
Bản vẽ "Cầu tõm" nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh những lời khen cho ý tưởng độc đáo, không ít ý kiến cho rằng thiết kế lấy ý tưởng từ "Cầu tõm" không phù hợp để mang lên sân sấu quốc tế. Thậm chí, nhiều người còn hài hước bình chọn đây là "Trang phục dân tộc bốc mùi nhất mọi thời đại".
Ngoài "Cầu tõm - 9 củ thành 10", nhiều bản vẽ trang phục dân tộc khác như "Đèn dầu", "Trà đá vỉa hè", "Chuyển mình"... cũng gây chú ý không kém.
Bản vẽ “Xôi chiên và cá viên chiên” của Phạm Hoàng Quốc Khánh (sinh năm 2002" lấy ý tưởng từ món ăn vặt quen thuộc của người Việt Nam.
"Trà đá vỉa hè" của Nguyễn Minh Đức.
"Cô mía" của Thượng Gia Kỳ. Tác giả cho biết: "Bản thân tôi có ấn tượng rất sâu sắc với hình ảnh Đại diện Việt Nam - Phùng Trương Trân Đài từng phụ mẹ bán nước mía thuở nhỏ... Tôi gửi đến đây bản thiết kế này với hình dung rằng Trân Đài sẽ một lần nữa đẩy chiếc ''xe nước mía'' của mình ra khắp năm châu, hân hoan mời bạn bè quốc tế, thoăn thoắt đứng trên sân khấu với hành động ép nước mía cũng như chiêu đãi tất cả những khán giả yêu quý của mình một món nước bình dân, tuy đơn giản nhưng rất ngọt ngào, như chính con người Việt Nam của chúng ta vậy".
"Dừa" của Lương Gia Hin.
"Hảo Hảo" của Nguyễn Nhật Trường.
Thí sinh Nguyễn Thế Bảo mang tới ý tưởng "Chuyển mình" với lý giải: Hình ảnh sâu hóa nhộng để chuyển mình thành bướm cũng giống như hình ảnh người chuyển giới phải trải qua nhiều khó khăn để tìm lại chính mình.
Xem video Ngọc Thảo trình diễn trang phục dân tộc. Nguồn Sen Vàng