Trong phim cổ trang, các cảnh cưỡi ngựa được sử dụng thường xuyên. Diễn viên Cao Vân Tường khi đóng Mị Nguyệt Truyện mới bắt đầu luyện cưỡi ngựa. Anh gặp khá nhiều áp lực và còn bị thương trong quá trình làm quen với các chú ngựa. “Hơn hai tháng trên phim trường, việc cưỡi ngựa quá nhiều khiến tôi bị đau cứng hai bên chân”, Cao Vân Tường chia sẻ. Anh cũng tiết lộ nhờ Mị Nguyệt Truyện, anh cảm thấy yêu thích môn thể thao này hơn. Cao Vân Tường chịu khó thử thách bản thân nhưng nhiều diễn viên trẻ e ngại các cảnh quay này.Để đối phó với cảnh ngồi trên lưng ngựa, nhiều ê-kíp phải sử dụng người đóng thế. Đây là hai diễn viên nam đóng thế trong phim Bộ bộ kinh tâm. Họ mặc trang phục nữ giới và đóng cảnh đua ngựa thay các diễn viên nữ.Hình ảnh hậu trường này từng gây cười khi bị phát tán.Bên cạnh diễn viên đóng thế, mô hình ngựa cũng được áp dụng. Điều quan trọng nhất là tạo được “ngựa giả” giống như thật. Phần còn lại trông chờ vào khả năng diễn xuất của diễn viên.Khi cần ngựa di chuyển ở tốc độ cao, ê-kíp này đã dùng xe kéo đẩy đạo cụ.Một mô hình ngựa bạch trên phim trường.Đây là cảnh khi Hoắc Kiến Hoa điều khiển xe ngựa trong Nữ y Minh Phi truyện hợp tác cùng Lưu Thi Thi. Biểu cảm gương mặt của anh rất căng thẳng.Đây là hình ảnh thật của một chiếc xe ngựa trên phim trường. Phần khung là có thật nhưng ngựa chỉ là giả. Ê-kíp sắp xếp đạo cụ để giữ thăng bằng cho xe. Nam diễn viên Bao Tuyết Tùng kể lại: “Tôi vẫn nhớ như in cảnh chạy như bay trên phim trường nhờ người đóng thế. Ngồi trên lưng ngựa nhưng thực ra chỉ là nửa chú ngựa giả. Đây là điều đáng buồn”, anh đánh giá.Hình ảnh tài tử Trương Duệ hoàn thành cảnh phi ngựa nhờ sự phối hợp của 4 nhân viên hậu đài. Trang QQ châm biếm: “Có phải vì Trung Quốc thừa nhân lực nên các đạo diễn nghĩ ra nhiều ý tưởng kỳ lạ?”.Tân Hoàn Châu cách cách cũng từng gây tranh cãi khi cảnh cưỡi ngựa lại lộ dấu vết bánh xe phía sau.
Trong phim cổ trang, các cảnh cưỡi ngựa được sử dụng thường xuyên. Diễn viên Cao Vân Tường khi đóng Mị Nguyệt Truyện mới bắt đầu luyện cưỡi ngựa. Anh gặp khá nhiều áp lực và còn bị thương trong quá trình làm quen với các chú ngựa. “Hơn hai tháng trên phim trường, việc cưỡi ngựa quá nhiều khiến tôi bị đau cứng hai bên chân”, Cao Vân Tường chia sẻ. Anh cũng tiết lộ nhờ Mị Nguyệt Truyện, anh cảm thấy yêu thích môn thể thao này hơn. Cao Vân Tường chịu khó thử thách bản thân nhưng nhiều diễn viên trẻ e ngại các cảnh quay này.
Để đối phó với cảnh ngồi trên lưng ngựa, nhiều ê-kíp phải sử dụng người đóng thế. Đây là hai diễn viên nam đóng thế trong phim Bộ bộ kinh tâm. Họ mặc trang phục nữ giới và đóng cảnh đua ngựa thay các diễn viên nữ.
Hình ảnh hậu trường này từng gây cười khi bị phát tán.
Bên cạnh diễn viên đóng thế, mô hình ngựa cũng được áp dụng. Điều quan trọng nhất là tạo được “ngựa giả” giống như thật. Phần còn lại trông chờ vào khả năng diễn xuất của diễn viên.
Khi cần ngựa di chuyển ở tốc độ cao, ê-kíp này đã dùng xe kéo đẩy đạo cụ.
Một mô hình ngựa bạch trên phim trường.
Đây là cảnh khi Hoắc Kiến Hoa điều khiển xe ngựa trong Nữ y Minh Phi truyện hợp tác cùng Lưu Thi Thi. Biểu cảm gương mặt của anh rất căng thẳng.
Đây là hình ảnh thật của một chiếc xe ngựa trên phim trường. Phần khung là có thật nhưng ngựa chỉ là giả. Ê-kíp sắp xếp đạo cụ để giữ thăng bằng cho xe. Nam diễn viên Bao Tuyết Tùng kể lại: “Tôi vẫn nhớ như in cảnh chạy như bay trên phim trường nhờ người đóng thế. Ngồi trên lưng ngựa nhưng thực ra chỉ là nửa chú ngựa giả. Đây là điều đáng buồn”, anh đánh giá.
Hình ảnh tài tử Trương Duệ hoàn thành cảnh phi ngựa nhờ sự phối hợp của 4 nhân viên hậu đài. Trang QQ châm biếm: “Có phải vì Trung Quốc thừa nhân lực nên các đạo diễn nghĩ ra nhiều ý tưởng kỳ lạ?”.
Tân Hoàn Châu cách cách cũng từng gây tranh cãi khi cảnh cưỡi ngựa lại lộ dấu vết bánh xe phía sau.