Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú là danh hiệu cao quý Nhà nước dành tặng cho những cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp và gắn bó lâu dài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Nhiều năm qua, đã có hàng loạt gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu được phong tặng, truy tặng. Trong số đó, không thể không kể tới cố Nghệ sĩ Ưu Tú Thanh Nga - mỹ nhân tài sắc đình đám một thời. Cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1942 tại Tây Ninh, là con gái của ông Nguyễn Văn Lợi (tức ông Hội đồng Lợi) và bà Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ). (Ảnh: NX)
Cha là một quan chức, mẹ là người đam mê cải lương nên từ nhỏ Thanh Nga đã được chăm chút cầm kỳ thi họa. Bà cũng sớm bộc lộ năng khiếu dành cho nghệ thuật. Theo nhiều người kể lại, bà bầu Thơ là người rất nghiêm khắc. Cũng bởi vậy, bà sớm đã rèn con gái vào khuôn khổ, góp phần tạo nên khí chất thanh tao hiếm có của Thanh Nga, bên cạnh vẻ ngoài nổi trội. (Ảnh: NSSK)
Năm 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa tại sân khấu Thanh Minh. Năm 12 tuổi, bà bắt đầu có tiếng vang trong nghề khi vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công - Cúc Hoa. Tới năm 16 tuổi, Thanh Nga đoạt giải Thanh Tâm (một giải thưởng lớn của cải lương), chính thức trở thành ngôi sao sáng của làng cải lương miền Nam. (Ảnh: NSSK)
Sau đó, Thanh Nga được Nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há (người được mệnh danh là bà Tổ cải lương) nhận làm học trò, tận tình chỉ dạy các kỹ thuật hát. Nhận định về Thanh Nga, cố nghệ sĩ Phùng Há có lần nói: "Mấy em sau này, chưa ai diễn bằng Thanh Nga". (Ảnh: NX)
Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như: "Tiếng trống Mê Linh", "Nửa đời hương phấn", "Bên cầu dệt lụa","Phụng Nghi đình", "Thái hậu Dương Vân Nga", "Tiếng sóng Tiêu Tương"... Trong đó, vai diễn Thái hậu Dương Vân Nga của Thanh Nga đã tạo nên huyền thoại sân khấu, đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ. (Ảnh: NX)
Giai đoạn những năm 1960 - 1970, Thanh Nga được coi là "nữ hoàng" trên sân khấu cải lương miền Nam, đoạt tới hai giải Thanh Tâm. Ngoài cải lương, Thanh Nga cũng là gương mặt tham gia nhiều phim điện ảnh. Thanh Nga từng nhận giải Diễn viên xuất sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức năm 1974, với vai cô gái Huế trong phim "Nắng chiều". (Ảnh: NSSK)
Đêm 26/11/1978, biến cố đột ngột tới với nữ nghệ sĩ khi Thanh Nga diễn xong vở cải lương "Thái hậu Dương Vân Nga" ở rạp hát Cao Đồng Hưng. Đang cùng chồng và con lên xe trở về nhà, một kẻ lạ mặt đã xông vào xe chĩa súng đòi bắt cóc con trai bà. Trong lúc cố gắng bảo vệ con trai, nữ nghệ sĩ và chồng đã bị bọn bắt cóc nổ súng sát hại. Bà qua đời ở tuổi 36, khi đang ở thời kỳ rực rỡ nhất. (Ảnh: NX)
Năm 1984, bà là nữ nghệ sĩ đầu tiên dù đã qua đời nhưng vẫn được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú trong đợt xét tặng đầu tiên. Danh hiệu một lần nữa khẳng định những đóng góp của Thanh Nga với nền cải lương nước nhà. (Ảnh: NAG Thanh Chi)
Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú là danh hiệu cao quý Nhà nước dành tặng cho những cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp và gắn bó lâu dài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Nhiều năm qua, đã có hàng loạt gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu được phong tặng, truy tặng. Trong số đó, không thể không kể tới cố Nghệ sĩ Ưu Tú Thanh Nga - mỹ nhân tài sắc đình đám một thời. Cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1942 tại Tây Ninh, là con gái của ông Nguyễn Văn Lợi (tức ông Hội đồng Lợi) và bà Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ). (Ảnh: NX)
Cha là một quan chức, mẹ là người đam mê cải lương nên từ nhỏ Thanh Nga đã được chăm chút cầm kỳ thi họa. Bà cũng sớm bộc lộ năng khiếu dành cho nghệ thuật. Theo nhiều người kể lại, bà bầu Thơ là người rất nghiêm khắc. Cũng bởi vậy, bà sớm đã rèn con gái vào khuôn khổ, góp phần tạo nên khí chất thanh tao hiếm có của Thanh Nga, bên cạnh vẻ ngoài nổi trội. (Ảnh: NSSK)
Năm 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa tại sân khấu Thanh Minh. Năm 12 tuổi, bà bắt đầu có tiếng vang trong nghề khi vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công - Cúc Hoa. Tới năm 16 tuổi, Thanh Nga đoạt giải Thanh Tâm (một giải thưởng lớn của cải lương), chính thức trở thành ngôi sao sáng của làng cải lương miền Nam. (Ảnh: NSSK)
Sau đó, Thanh Nga được Nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há (người được mệnh danh là bà Tổ cải lương) nhận làm học trò, tận tình chỉ dạy các kỹ thuật hát. Nhận định về Thanh Nga, cố nghệ sĩ Phùng Há có lần nói: "Mấy em sau này, chưa ai diễn bằng Thanh Nga". (Ảnh: NX)
Hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật, tên tuổi Thanh Nga gắn liền với nhiều vở cải lương gây tiếng vang như: "Tiếng trống Mê Linh", "Nửa đời hương phấn", "Bên cầu dệt lụa","Phụng Nghi đình", "Thái hậu Dương Vân Nga", "Tiếng sóng Tiêu Tương"... Trong đó, vai diễn Thái hậu Dương Vân Nga của Thanh Nga đã tạo nên huyền thoại sân khấu, đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ. (Ảnh: NX)
Giai đoạn những năm 1960 - 1970, Thanh Nga được coi là "nữ hoàng" trên sân khấu cải lương miền Nam, đoạt tới hai giải Thanh Tâm. Ngoài cải lương, Thanh Nga cũng là gương mặt tham gia nhiều phim điện ảnh. Thanh Nga từng nhận giải Diễn viên xuất sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Á châu tổ chức năm 1974, với vai cô gái Huế trong phim "Nắng chiều". (Ảnh: NSSK)
Đêm 26/11/1978, biến cố đột ngột tới với nữ nghệ sĩ khi Thanh Nga diễn xong vở cải lương "Thái hậu Dương Vân Nga" ở rạp hát Cao Đồng Hưng. Đang cùng chồng và con lên xe trở về nhà, một kẻ lạ mặt đã xông vào xe chĩa súng đòi bắt cóc con trai bà. Trong lúc cố gắng bảo vệ con trai, nữ nghệ sĩ và chồng đã bị bọn bắt cóc nổ súng sát hại. Bà qua đời ở tuổi 36, khi đang ở thời kỳ rực rỡ nhất. (Ảnh: NX)
Năm 1984, bà là nữ nghệ sĩ đầu tiên dù đã qua đời nhưng vẫn được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú trong đợt xét tặng đầu tiên. Danh hiệu một lần nữa khẳng định những đóng góp của Thanh Nga với nền cải lương nước nhà. (Ảnh: NAG Thanh Chi)