Trạng Tí 'gọi bưởi': Hồi giữa tuần, trên mạng Internet xuất hiện đoạn trích dài hơn 3 phút được cho là mở đầu phim Trạng Tí phiêu lưu ký. Trong đó, Trạng Tí và nhóm bạn đang chơi bóng bưởi trên một bãi đất ven sông. Giữa cuộc chơi, quả bóng bưởi rơi xuống một cái giếng. Trạng Tí đã trổ tài lấy quả bưởi lên từ dưới giếng. Ảnh: Studios68.Người dùng mạng xã hội nhanh chóng phân tích rằng để lấy được quả bưởi từ dưới giếng theo cách của Trạng Tí, đám trẻ làng Phan Thị cần đổ vào đó hàng trăm gàu nước. Đây là một sự phức tạp hóa không cần thiết, thậm chí phi lý. Tiếp đó, việc múc nước ruộng đổ vào giếng cũng phản khoa học khi có thể khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn. Ảnh: Studios68. Trận so găng trong Sám hối: Sám hối là dự án phim được đầu tư kinh phí "khủng" lên tới 50 tỷ đồng. Phim thuộc nhóm tác phẩm thua lỗ nặng nề khi ra rạp đầu năm 2021 khi chưa thu về đủ 1 tỷ đồng. Thất bại của Sám hối là tất yếu, bởi bản thân tồn tại quá nhiều hạt sạn tình tiết khiến khán giả nhíu mày. Ảnh: Anh Sao Production.Trong cảnh Long (Bình Minh) thượng đài ở đầu phim, buổi thi đấu dễ dàng "vỡ trận" vì sự xuất hiện đột ngột của con gái anh (Angelina Raja). Sự non nớt trong khâu tổ chức này trái ngược với tính chất được miêu tả là "chuyên nghiệp" của giải đấu trong phim. Tiếp đến, việc lựa chọn diễn viên nhí mang hai dòng máu Việt - Ấn vào vai con của Long mà không có sự giải thích hợp lý cũng khiến quan hệ huyết thống giữa họ thiếu thuyết phục. Ảnh: Anh Sao Production. Ngô Kiến Huy giả gái trong Em là của em: Trong bộ phim tình cảm, hài Em là của em, không thể phủ nhận Ngô Kiến Huy đã có một màn giả gái thành công về mặt hình ảnh. Nam diễn viên thực sự thể hiện được nét nữ tính, có phần cổ điển của nhân vật thay vì chỉ đơn thuần đội lên đầu mái tóc giả, mặc váy và đi giày cao gót. Tuy nhiên, phim liên tiếp mắc lỗi trong cách thể hiện phản ứng của những nhân vật xung quanh với phiên bản giả gái của Hoàng (Ngô Kiến Huy). Ảnh: LeDao Media.Cậu bạn nối khố, đã quen từng đường đi nước bước của Hoàng, hết lần này tới lần khác không nhận ra anh chàng đang giả gái. Người này thậm chí phải lòng và buông lời tán tỉnh chính cậu thân của mình. Tiếp đến, vị đạo diễn bộ phim sitcom mà Hoàng tình cờ được nhận vai nữ chính, luôn tự tin "anh có con mắt nhìn người" lại chẳng thể phát hiện ra giới tính thật của "nàng thơ". Sự ngây thơ tới nực cười của dàn nhân vật phụ biến Em là của em trở thành bộ phim vụng về. Ảnh: LeDao Media. Mợ ba của Cậu Vàng: Trong Cậu Vàng, mợ ba (Băng Di) được giới thiệu là người con gái xuất thân từ vùng Nam Bộ, do gia cảnh nghèo khó mà chấp nhận về làm vợ Bá Kiến. Nhưng vì không làm rõ bằng cách nào mà Bá Kiến và bà ba gặp được nhau khi kẻ Bắc người Nam, khoan nói đến chuyện thành vợ chồng, nên xuất thân của bà ba vô tình trở thành một hạt sạn nội dung của phim. Trên mạng, khán giả nhận xét thời điểm ấy, làn sóng di dân chủ đạo là người Bắc vào Nam làm phu cao su, chiều ngược lại như bà ba ít khả năng xảy ra. Ảnh: BuiCuong Film.Cậu Vàng tiếp tục để lộ khuyết điểm trong khâu sản xuất khi để người dân quê trên phim quá hồng hào, khỏe mạnh. Khung cảnh vườn tược xanh tốt của phim càng khiến tác phẩm thiếu tính thuyết phục. Kết hợp hai hình ảnh - con người và bối cảnh - khán giả dễ kết luận ngôi làng trên phim là một vùng đất trù phú, người dân sống no đủ thay vì chịu phận bần, cố nông dưới chế độ một cổ hai tròng. Ảnh: BuiCuong Film.
Trạng Tí 'gọi bưởi': Hồi giữa tuần, trên mạng Internet xuất hiện đoạn trích dài hơn 3 phút được cho là mở đầu phim Trạng Tí phiêu lưu ký. Trong đó, Trạng Tí và nhóm bạn đang chơi bóng bưởi trên một bãi đất ven sông. Giữa cuộc chơi, quả bóng bưởi rơi xuống một cái giếng. Trạng Tí đã trổ tài lấy quả bưởi lên từ dưới giếng. Ảnh: Studios68.
Người dùng mạng xã hội nhanh chóng phân tích rằng để lấy được quả bưởi từ dưới giếng theo cách của Trạng Tí, đám trẻ làng Phan Thị cần đổ vào đó hàng trăm gàu nước. Đây là một sự phức tạp hóa không cần thiết, thậm chí phi lý. Tiếp đó, việc múc nước ruộng đổ vào giếng cũng phản khoa học khi có thể khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn. Ảnh: Studios68.
Trận so găng trong Sám hối: Sám hối là dự án phim được đầu tư kinh phí "khủng" lên tới 50 tỷ đồng. Phim thuộc nhóm tác phẩm thua lỗ nặng nề khi ra rạp đầu năm 2021 khi chưa thu về đủ 1 tỷ đồng. Thất bại của Sám hối là tất yếu, bởi bản thân tồn tại quá nhiều hạt sạn tình tiết khiến khán giả nhíu mày. Ảnh: Anh Sao Production.
Trong cảnh Long (Bình Minh) thượng đài ở đầu phim, buổi thi đấu dễ dàng "vỡ trận" vì sự xuất hiện đột ngột của con gái anh (Angelina Raja). Sự non nớt trong khâu tổ chức này trái ngược với tính chất được miêu tả là "chuyên nghiệp" của giải đấu trong phim. Tiếp đến, việc lựa chọn diễn viên nhí mang hai dòng máu Việt - Ấn vào vai con của Long mà không có sự giải thích hợp lý cũng khiến quan hệ huyết thống giữa họ thiếu thuyết phục. Ảnh: Anh Sao Production.
Ngô Kiến Huy giả gái trong Em là của em: Trong bộ phim tình cảm, hài Em là của em, không thể phủ nhận Ngô Kiến Huy đã có một màn giả gái thành công về mặt hình ảnh. Nam diễn viên thực sự thể hiện được nét nữ tính, có phần cổ điển của nhân vật thay vì chỉ đơn thuần đội lên đầu mái tóc giả, mặc váy và đi giày cao gót. Tuy nhiên, phim liên tiếp mắc lỗi trong cách thể hiện phản ứng của những nhân vật xung quanh với phiên bản giả gái của Hoàng (Ngô Kiến Huy). Ảnh: LeDao Media.
Cậu bạn nối khố, đã quen từng đường đi nước bước của Hoàng, hết lần này tới lần khác không nhận ra anh chàng đang giả gái. Người này thậm chí phải lòng và buông lời tán tỉnh chính cậu thân của mình. Tiếp đến, vị đạo diễn bộ phim sitcom mà Hoàng tình cờ được nhận vai nữ chính, luôn tự tin "anh có con mắt nhìn người" lại chẳng thể phát hiện ra giới tính thật của "nàng thơ". Sự ngây thơ tới nực cười của dàn nhân vật phụ biến Em là của em trở thành bộ phim vụng về. Ảnh: LeDao Media.
Mợ ba của Cậu Vàng: Trong Cậu Vàng, mợ ba (Băng Di) được giới thiệu là người con gái xuất thân từ vùng Nam Bộ, do gia cảnh nghèo khó mà chấp nhận về làm vợ Bá Kiến. Nhưng vì không làm rõ bằng cách nào mà Bá Kiến và bà ba gặp được nhau khi kẻ Bắc người Nam, khoan nói đến chuyện thành vợ chồng, nên xuất thân của bà ba vô tình trở thành một hạt sạn nội dung của phim. Trên mạng, khán giả nhận xét thời điểm ấy, làn sóng di dân chủ đạo là người Bắc vào Nam làm phu cao su, chiều ngược lại như bà ba ít khả năng xảy ra. Ảnh: BuiCuong Film.
Cậu Vàng tiếp tục để lộ khuyết điểm trong khâu sản xuất khi để người dân quê trên phim quá hồng hào, khỏe mạnh. Khung cảnh vườn tược xanh tốt của phim càng khiến tác phẩm thiếu tính thuyết phục. Kết hợp hai hình ảnh - con người và bối cảnh - khán giả dễ kết luận ngôi làng trên phim là một vùng đất trù phú, người dân sống no đủ thay vì chịu phận bần, cố nông dưới chế độ một cổ hai tròng. Ảnh: BuiCuong Film.