Brooklyn: Phim là câu chuyện về cô gái Eilis Lacey (Saoirse Ronan) người Ireland nhập cư tới New York, Mỹ rồi phải lòng chàng trai Tony người Italy vào thập niên 1950. Để tạo ra phong cách quyến rũ và yêu kiều cho nhân vật chính, thiết kế phục trang Odile Dicks-Mireaux lấy cảm hứng từ ngôi sao màn bạc Grace Kelly. Trong Brooklyn, Ellis thường xuyên xuất hiện trong những chiếc áo len và váy dài thanh nhã.Carol: Giống như Brooklyn, Carol lấy bối cảnh thập niên 1950 tại New York, Mỹ. Phim kể lại câu chuyện tình đồng tính éo le giữa cô gái trẻ Therese (Rooney Mara) và người phụ nữ trung niên Carol (Cate Blanchett). Nhà thiết kế kỳ cựu Sandy Powell là người đứng sau những bộ phục trang trang nhã, kiểu cách và mang đậm phong cách thời đại của bộ phim.Cinderella: Sandy Powell cũng là người tạo ra những bộ phục trang cầu kỳ cho bom tấn Cinderella của hãng Disney. Một trong những cảnh đáng nhớ nhất của bộ phim là khi Lọ Lem (Lily James) bước vào bữa tiệc hoàng gia trong bộ xiêm y màu xanh nổi bật. Để tạo ra chiếc váy, Powell đã sử dụng dây thép nhằm tạo ra độ phồng, đồng thời kết hợp chặt chẽ với đội ngũ ánh sáng trên trường quay để tạo ra sắc xanh biếc quyến rũ.Joy: Trong bộ phim tiểu sử về Joy Mangano, minh tinh Jennifer Lawrence có tổng cộng 45 bộ phục trang khác nhau, từ lúc còn là bà mẹ đơn thân cho tới khi trở thành nữ doanh nhân thành đạt. Nhà thiết kế Michael Wilkinson cho rằng trang phục cũng là cách để nói lên sự phát triển tính cách nhân vật trong Joy, “từ quần jeans với áo phông tới váy cưới, từ những bộ đồ công sở đắt tiền cho tới áo da cùng với kính râm”.Mad Max: Fury Road: Đứng sau những bộ phục trang mang phong cách bụi bặm của thời kỳ hậu tận thế là Jenny Beavan, người từng thắng giải Oscar với A Room with a View (1985). Lấy cảm hứng từ chính hai tập Mad Max đầu tiên, bà thiết kế nên từng bộ quần áo, giầy dép hay mặt nạ xuất hiện trên màn ảnh. Theo Beavan, nhìn những sản phẩm của bà, khán giả có thể hiểu được một phần tính cách và số phận của nhân vật trong câu chuyện.Ricki and the Flash: Trong phim, Meryl Streep sắm vai một ngôi sao nhạc rock có tên Ricki Randazzo, người rời bỏ gia đình để theo đuổi giấc mơ với dòng nhạc rock ‘n’ roll. Nhờ có nhà thiết kế Ann Roth, tạo hình của minh tinh trở nên thuyết phục hơn qua các bộ đồ da, vòng cổ, tóc tết và kẻ mắt.Straight Outta Compton: Để tái tạo không khí cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990 cho bộ phim tiểu sử về nhóm nhạc rap huyền thoại NWA, Kelli Jones đã nghiên cứu rất nhiều về phong cách ăn mặc hip hop tại thời điểm đó, từ quần áo cho tới giầy dép. Cuối cùng, nhà thiết kế tạo ra tổng cộng 866 bộ phục trang khác nhau cho toàn bộ Straight Outta Compton.Suffragette: Bộ phim kể lại quá trình đấu tranh đòi quyền bầu cử và bình đẳng của phái đẹp tại nước Anh vào đầu thế kỷ 20. Nhà thiết kế Jane Petrie đưa ra quyết định táo bạo cho Suffragette khi bà sử dụng các bộ phục trang đã có tuổi đời lên tới gần một thế kỷ. Chia sẻ với tạp chí Vogue, Petrie cho biết: “Chúng rất mong manh và cần được chăm sóc liên tục và kỹ lưỡng để có thể xuất hiện trước ống kính”.The Danish Girl: Tác phẩm tiểu sử về người chuyển giới đầu tiên trong lịch sử Einar Wegener/Lili Elbe (Eddie Redmayne) là thách thức không nhỏ dành cho Paco Delgado. Nhà thiết kế không tìm được quá nhiều tư liệu về nhân vật ở ngoài đời thực, nên đã phải nghiên cứu thêm về phong cách thời trang thập niên 1920 của những Paul Poiret, Jeanne Lanvin và Coco Chanel cho The Danish Girl.Youth: Thành công của nhân vật Brenda Morel (Jane Fonda) trong Youth có công không nhỏ đến từ nhà thiết kế Carlo Poggioli người Italy. Ông cho biết đạo diễn Paolo Sorrentino muốn mình lấy cảm hứng từ Carroll Baker, Jayne Mansfield và Sophia Loren để tạo ra phục trang cho minh tinh quyền lực số một tại Hollywood, có khả năng “thét ra lửa” ngay cả với một đạo diễn kỳ cựu như nhân vật Mick Boyle (Harvey Keitel).
Brooklyn: Phim là câu chuyện về cô gái Eilis Lacey (Saoirse Ronan) người Ireland nhập cư tới New York, Mỹ rồi phải lòng chàng trai Tony người Italy vào thập niên 1950. Để tạo ra phong cách quyến rũ và yêu kiều cho nhân vật chính, thiết kế phục trang Odile Dicks-Mireaux lấy cảm hứng từ ngôi sao màn bạc Grace Kelly. Trong Brooklyn, Ellis thường xuyên xuất hiện trong những chiếc áo len và váy dài thanh nhã.
Carol: Giống như Brooklyn, Carol lấy bối cảnh thập niên 1950 tại New York, Mỹ. Phim kể lại câu chuyện tình đồng tính éo le giữa cô gái trẻ Therese (Rooney Mara) và người phụ nữ trung niên Carol (Cate Blanchett). Nhà thiết kế kỳ cựu Sandy Powell là người đứng sau những bộ phục trang trang nhã, kiểu cách và mang đậm phong cách thời đại của bộ phim.
Cinderella: Sandy Powell cũng là người tạo ra những bộ phục trang cầu kỳ cho bom tấn Cinderella của hãng Disney. Một trong những cảnh đáng nhớ nhất của bộ phim là khi Lọ Lem (Lily James) bước vào bữa tiệc hoàng gia trong bộ xiêm y màu xanh nổi bật. Để tạo ra chiếc váy, Powell đã sử dụng dây thép nhằm tạo ra độ phồng, đồng thời kết hợp chặt chẽ với đội ngũ ánh sáng trên trường quay để tạo ra sắc xanh biếc quyến rũ.
Joy: Trong bộ phim tiểu sử về Joy Mangano, minh tinh Jennifer Lawrence có tổng cộng 45 bộ phục trang khác nhau, từ lúc còn là bà mẹ đơn thân cho tới khi trở thành nữ doanh nhân thành đạt. Nhà thiết kế Michael Wilkinson cho rằng trang phục cũng là cách để nói lên sự phát triển tính cách nhân vật trong Joy, “từ quần jeans với áo phông tới váy cưới, từ những bộ đồ công sở đắt tiền cho tới áo da cùng với kính râm”.
Mad Max: Fury Road: Đứng sau những bộ phục trang mang phong cách bụi bặm của thời kỳ hậu tận thế là Jenny Beavan, người từng thắng giải Oscar với A Room with a View (1985). Lấy cảm hứng từ chính hai tập Mad Max đầu tiên, bà thiết kế nên từng bộ quần áo, giầy dép hay mặt nạ xuất hiện trên màn ảnh. Theo Beavan, nhìn những sản phẩm của bà, khán giả có thể hiểu được một phần tính cách và số phận của nhân vật trong câu chuyện.
Ricki and the Flash: Trong phim, Meryl Streep sắm vai một ngôi sao nhạc rock có tên Ricki Randazzo, người rời bỏ gia đình để theo đuổi giấc mơ với dòng nhạc rock ‘n’ roll. Nhờ có nhà thiết kế Ann Roth, tạo hình của minh tinh trở nên thuyết phục hơn qua các bộ đồ da, vòng cổ, tóc tết và kẻ mắt.
Straight Outta Compton: Để tái tạo không khí cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990 cho bộ phim tiểu sử về nhóm nhạc rap huyền thoại NWA, Kelli Jones đã nghiên cứu rất nhiều về phong cách ăn mặc hip hop tại thời điểm đó, từ quần áo cho tới giầy dép. Cuối cùng, nhà thiết kế tạo ra tổng cộng 866 bộ phục trang khác nhau cho toàn bộ Straight Outta Compton.
Suffragette: Bộ phim kể lại quá trình đấu tranh đòi quyền bầu cử và bình đẳng của phái đẹp tại nước Anh vào đầu thế kỷ 20. Nhà thiết kế Jane Petrie đưa ra quyết định táo bạo cho Suffragette khi bà sử dụng các bộ phục trang đã có tuổi đời lên tới gần một thế kỷ. Chia sẻ với tạp chí Vogue, Petrie cho biết: “Chúng rất mong manh và cần được chăm sóc liên tục và kỹ lưỡng để có thể xuất hiện trước ống kính”.
The Danish Girl: Tác phẩm tiểu sử về người chuyển giới đầu tiên trong lịch sử Einar Wegener/Lili Elbe (Eddie Redmayne) là thách thức không nhỏ dành cho Paco Delgado. Nhà thiết kế không tìm được quá nhiều tư liệu về nhân vật ở ngoài đời thực, nên đã phải nghiên cứu thêm về phong cách thời trang thập niên 1920 của những Paul Poiret, Jeanne Lanvin và Coco Chanel cho The Danish Girl.
Youth: Thành công của nhân vật Brenda Morel (Jane Fonda) trong Youth có công không nhỏ đến từ nhà thiết kế Carlo Poggioli người Italy. Ông cho biết đạo diễn Paolo Sorrentino muốn mình lấy cảm hứng từ Carroll Baker, Jayne Mansfield và Sophia Loren để tạo ra phục trang cho minh tinh quyền lực số một tại Hollywood, có khả năng “thét ra lửa” ngay cả với một đạo diễn kỳ cựu như nhân vật Mick Boyle (Harvey Keitel).