Loài khỉ trong văn hóa Ai Cập cổ đại, đặc biệt là khỉ đầu chó đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.Theo đó, khỉ được người Ai Cập mua từ các khu vực châu Phi. Người Ai Cập nuôi khỉ làm thú cưng khi những con khỉ biểu diễn những trò mua vui.Đối với người Ai Cập, khỉ là một trong các loài thú cưng được người dân thời đó nuôi nhiều cùng với mèo, chó, cầy mangut...Chính vì vậy, sau khi các pharaoh, hoàng thân, quý tộc qua đời, họ thường ướp xác vật nuôi của mình để đem chúng sang thế giới bên kia.Thậm chí, loài khỉ được coi là động vật linh thiêng nên được người dân tôn sùng. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà chúng bị giết và ướp xác với số lượng lớn để dâng lên các vị thần. Những xác ướp khỉ để gửi đi như những thông điệp trực tiếp đến các vị thần. Người Ai Cập tin rằng, những lời cầu nguyện của họ thông qua những xác ướp này sẽ được các vị thần đáp lại.Trường hợp nổi tiếng nhất là Nữ hoàng Theban, Makare được chôn cùng xác ướp thú cưng của mình - một con khỉ xanh. Ban đầu, các chuyên gia khảo cổ đã lầm tưởng xác ướp con khỉ trên chính là con của Makare.Phong tục này xuất phát từ tín ngưỡng đa thần của người Ai Cập cổ đại. Theo đó, động vật có thể là thú cưng hoặc chính là đại diện cho các vị thần.Đối với người Ai Cập, khỉ đầu chó còn là Thần Mặt trăng và trí tuệ - Thoth. Vị thần này được miêu tả mang hình hài của loài khỉ đầu chó. Thần Thoth từng là người cai quản vùng Ả Rập yên bình trong suốt 3000 năm. Thoth cũng là chính là vị thần ghi lại phán quyết tòa án xét xử của người chết dưới địa ngục.
Loài khỉ trong văn hóa Ai Cập cổ đại, đặc biệt là khỉ đầu chó đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Theo đó, khỉ được người Ai Cập mua từ các khu vực châu Phi. Người Ai Cập nuôi khỉ làm thú cưng khi những con khỉ biểu diễn những trò mua vui.
Đối với người Ai Cập, khỉ là một trong các loài thú cưng được người dân thời đó nuôi nhiều cùng với mèo, chó, cầy mangut...
Chính vì vậy, sau khi các pharaoh, hoàng thân, quý tộc qua đời, họ thường ướp xác vật nuôi của mình để đem chúng sang thế giới bên kia.
Thậm chí, loài khỉ được coi là động vật linh thiêng nên được người dân tôn sùng. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà chúng bị giết và ướp xác với số lượng lớn để dâng lên các vị thần. Những xác ướp khỉ để gửi đi như những thông điệp trực tiếp đến các vị thần. Người Ai Cập tin rằng, những lời cầu nguyện của họ thông qua những xác ướp này sẽ được các vị thần đáp lại.
Trường hợp nổi tiếng nhất là Nữ hoàng Theban, Makare được chôn cùng xác ướp thú cưng của mình - một con khỉ xanh. Ban đầu, các chuyên gia khảo cổ đã lầm tưởng xác ướp con khỉ trên chính là con của Makare.
Phong tục này xuất phát từ tín ngưỡng đa thần của người Ai Cập cổ đại. Theo đó, động vật có thể là thú cưng hoặc chính là đại diện cho các vị thần.
Đối với người Ai Cập, khỉ đầu chó còn là Thần Mặt trăng và trí tuệ - Thoth. Vị thần này được miêu tả mang hình hài của loài khỉ đầu chó. Thần Thoth từng là người cai quản vùng Ả Rập yên bình trong suốt 3000 năm. Thoth cũng là chính là vị thần ghi lại phán quyết tòa án xét xử của người chết dưới địa ngục.