Trong văn hóa Đông Á, Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi, được áp dụng trong cách tính lịch cũng như nhiều mặt cuộc sống ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.Theo quan niệm phổ biến, hình tượng khỉ nổi tiếng này tương ứng với tính cách vui vẻ, khéo tay, tò mò và nhiều sáng kiến.Tôn Ngộ Không, còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh - nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký - là nhân vật giả tưởng được xem là nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa.Tây Du Ký thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ).Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata.Hình ảnh vị thần này đã trở thành một hình tượng văn hóa nổi tiếng, xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật Ấn giáo từ lịch sử cho đến đương đại.Trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là Nhật Bản, "Bộ khỉ tam không" là một hình tượng khỉ rất nổi tiếng."Bộ khỉ tam không" thể hiện hình ảnh ba con khỉ bịt tai, bịt mắt và bịt miệng, mang những triết lý sâu xa về sự tu tâm dưỡng tính của con người.Trong văn hóa phương Tây, hình tượng khỉ nổi tiếng nhất là quái vật Kingkong, xuất hiện từ bộ phim Kingkong của Mỹ năm 1933, chuyển thể từ tiêu thuyết cùng tên viết trước đó 1 năm.Hình tượng Kingkong đã nhanh chóng vượt qua khuôn khổ điện ảnh để trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng phương Tây. Bản thân bộ phim Kingkong tiếp tục được làm lại vào năm 1976 và 2005.Một hình tượng khỉ nổi tiếng khác của phương Tây được tạo nên bằng cuốn tiểu thuyết "Hành tinh khỉ" của tác giả Pierre Boulle, xuất bản lần đầu vào năm 1963 bằng tiếng Pháp có tên là "La Planète des Singes".Tiểu thuyết này đã trở thành nguồn cảm hứng của những bộ phim ăn khách về sự nổi loạn của loài khỉ trong nhiều thập niên sau đó.
Trong văn hóa Đông Á, Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi, được áp dụng trong cách tính lịch cũng như nhiều mặt cuộc sống ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.
Theo quan niệm phổ biến, hình tượng khỉ nổi tiếng này tương ứng với tính cách vui vẻ, khéo tay, tò mò và nhiều sáng kiến.
Tôn Ngộ Không, còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh - nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây Du Ký - là nhân vật giả tưởng được xem là nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa.
Tây Du Ký thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ).
Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata.
Hình ảnh vị thần này đã trở thành một hình tượng văn hóa nổi tiếng, xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật Ấn giáo từ lịch sử cho đến đương đại.
Trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là Nhật Bản, "Bộ khỉ tam không" là một hình tượng khỉ rất nổi tiếng.
"Bộ khỉ tam không" thể hiện hình ảnh ba con khỉ bịt tai, bịt mắt và bịt miệng, mang những triết lý sâu xa về sự tu tâm dưỡng tính của con người.
Trong văn hóa phương Tây, hình tượng khỉ nổi tiếng nhất là quái vật Kingkong, xuất hiện từ bộ phim Kingkong của Mỹ năm 1933, chuyển thể từ tiêu thuyết cùng tên viết trước đó 1 năm.
Hình tượng Kingkong đã nhanh chóng vượt qua khuôn khổ điện ảnh để trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng phương Tây. Bản thân bộ phim Kingkong tiếp tục được làm lại vào năm 1976 và 2005.
Một hình tượng khỉ nổi tiếng khác của phương Tây được tạo nên bằng cuốn tiểu thuyết "Hành tinh khỉ" của tác giả Pierre Boulle, xuất bản lần đầu vào năm 1963 bằng tiếng Pháp có tên là "La Planète des Singes".
Tiểu thuyết này đã trở thành nguồn cảm hứng của những bộ phim ăn khách về sự nổi loạn của loài khỉ trong nhiều thập niên sau đó.