Phong tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali Khi một người đã kết hôn trong làng qua đời, nam giới trong làng sẽ đưa thi thể đến nghĩa trang và đặt trong lồng tre để xác tự phân hủy."Anh họ tôi ở đằng kia", Ketut Blen, một người Indonesia sống trên đảo Bali (Indonesia) nói với phóng viên BBC. Người đàn ông này chỉ vào hộp sọ và bộ quần áo bên dưới lồng tre và nói tiếp: "Nhưng tôi vẫn thấy bình thường khi nhìn anh ấy". Ảnh: Shutterstock.Nghĩa trang làng Trunyan (đảo Bali) là một nơi cô lập. Nơi này được che chắn bởi những sườn núi dốc và rừng, nằm cạnh một cái hồ và cách trung tâm làng không xa. Người dân ở đây có một tập tục kỳ lạ: Phơi thây người đã khuất trong lồng tre để tự phân hủy. Ảnh: Getty.Khi một người trong làng qua đời, người dân sẽ vận chuyển thi thể bằng thuyền qua hồ Batur, đến khu nghĩa địa Trunyan để phơi xác. Trunyan là ngôi làng duy nhất trên đảo Bali có tập tục kỳ dị này. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.Theo lời giải thích của Blen, thực tế, làng Trunyan có hai nghĩa trang. Tục lệ phơi thây người chết trong lồng tre để tự phân hủy chỉ dành cho những người có một cuộc đời hoàn chỉnh. Tức là người đó đã kết hôn trước khi họ qua đời. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk."Những người chết trước khi cưới hoặc chết đuối ở hồ, chúng tôi chôn họ xuống đất", người đàn ông này chia sẻ. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.Trước khi đặt vào trong lồng tre, người chết được tắm rửa xác sạch sẽ bằng nước mưa và mặc trang phục để lộ phần đầu. Ảnh: AFP.Dân làng đặt những cái lồng chứa xác chết gần gốc cây Taru Menyan, một loài cây có thể tỏa ra mùi hương lấn át mùi tử khí nồng nặc trong nghĩa trang. Ảnh: AFP."Loài cây này rất thần kỳ. Nếu để ở nhà, những thi thể sẽ bốc mùi. Nhưng ở đây thì không", Ketut Darmayasa, bạn của Blen, nói. Ảnh: Theodora Sutcliffe.Khi các xác chết phân hủy hoàn toàn, người ta sẽ cải mộ bằng cách lấy phần sọ người chết đặt lên bàn thờ đá dưới gốc cây linh thiêng trong nghĩa địa. Sau đó, họ lấy phần xương còn lại ra khỏi lồng để nhường chỗ cho người khác. Ảnh: Theodora Sutcliffe.Để làm đám tang, người nhà phải quyên một khoản tiền. Sau đó, dân làng sẽ chọn ngày lành để đưa thi thể đến nghĩa trang. Một số gia đình phải để người thân đã khuất ở trong nhà nhiều ngày hoặc hàng tuần trước khi đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Để tránh xác bị thối rữa trong thời gian chờ đợi, họ phải sử dụng formaldehyde. Ảnh: Theodora Sutcliffe.Theo tục lệ, chỉ đàn ông mới có thể đến nghĩa trang. Họ cũng là người thay quần áo, tắm rửa xác chết và cải mộ mỗi khi có người mới qua đời. Ảnh: Theodora Sutcliffe.Phụ nữ bị cấm tới đây. Người ta quan niệm nếu phụ nữ trong làng cố tình đến nghĩa trang, ngôi làng Trunyan sẽ phải hứng chịu những thảm họa kinh hoàng của thiên nhiên như động đất và núi lửa. Ảnh: Theodora Sutcliffe.Tập tục phơi xác người chết ở làng Trunyan trên đảo Bali cũng có nét tương đồng với tục đào xác người chết, tắm rửa và đưa về thăm nhà của bộ tộc Toraja ở phía nam đảo Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Theodora Sutcliffe.Hai tập tục này đều nhằm tôn vinh những người đã khuất, thể hiện lòng biết ơn, tình yêu lòng tôn kính với tổ tiên của mình. Ảnh: Bali Adventours.
Phong tục phơi thây người chết trong lồng tre trên đảo Bali Khi một người đã kết hôn trong làng qua đời, nam giới trong làng sẽ đưa thi thể đến nghĩa trang và đặt trong lồng tre để xác tự phân hủy.
"Anh họ tôi ở đằng kia", Ketut Blen, một người Indonesia sống trên đảo Bali (Indonesia) nói với phóng viên BBC. Người đàn ông này chỉ vào hộp sọ và bộ quần áo bên dưới lồng tre và nói tiếp: "Nhưng tôi vẫn thấy bình thường khi nhìn anh ấy". Ảnh: Shutterstock.
Nghĩa trang làng Trunyan (đảo Bali) là một nơi cô lập. Nơi này được che chắn bởi những sườn núi dốc và rừng, nằm cạnh một cái hồ và cách trung tâm làng không xa. Người dân ở đây có một tập tục kỳ lạ: Phơi thây người đã khuất trong lồng tre để tự phân hủy. Ảnh: Getty.
Khi một người trong làng qua đời, người dân sẽ vận chuyển thi thể bằng thuyền qua hồ Batur, đến khu nghĩa địa Trunyan để phơi xác. Trunyan là ngôi làng duy nhất trên đảo Bali có tập tục kỳ dị này. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.
Theo lời giải thích của Blen, thực tế, làng Trunyan có hai nghĩa trang. Tục lệ phơi thây người chết trong lồng tre để tự phân hủy chỉ dành cho những người có một cuộc đời hoàn chỉnh. Tức là người đó đã kết hôn trước khi họ qua đời. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.
"Những người chết trước khi cưới hoặc chết đuối ở hồ, chúng tôi chôn họ xuống đất", người đàn ông này chia sẻ. Ảnh: Yusuf Ijsseldijk.
Trước khi đặt vào trong lồng tre, người chết được tắm rửa xác sạch sẽ bằng nước mưa và mặc trang phục để lộ phần đầu. Ảnh: AFP.
Dân làng đặt những cái lồng chứa xác chết gần gốc cây Taru Menyan, một loài cây có thể tỏa ra mùi hương lấn át mùi tử khí nồng nặc trong nghĩa trang. Ảnh: AFP.
"Loài cây này rất thần kỳ. Nếu để ở nhà, những thi thể sẽ bốc mùi. Nhưng ở đây thì không", Ketut Darmayasa, bạn của Blen, nói. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Khi các xác chết phân hủy hoàn toàn, người ta sẽ cải mộ bằng cách lấy phần sọ người chết đặt lên bàn thờ đá dưới gốc cây linh thiêng trong nghĩa địa. Sau đó, họ lấy phần xương còn lại ra khỏi lồng để nhường chỗ cho người khác. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Để làm đám tang, người nhà phải quyên một khoản tiền. Sau đó, dân làng sẽ chọn ngày lành để đưa thi thể đến nghĩa trang. Một số gia đình phải để người thân đã khuất ở trong nhà nhiều ngày hoặc hàng tuần trước khi đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Để tránh xác bị thối rữa trong thời gian chờ đợi, họ phải sử dụng formaldehyde. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Theo tục lệ, chỉ đàn ông mới có thể đến nghĩa trang. Họ cũng là người thay quần áo, tắm rửa xác chết và cải mộ mỗi khi có người mới qua đời. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Phụ nữ bị cấm tới đây. Người ta quan niệm nếu phụ nữ trong làng cố tình đến nghĩa trang, ngôi làng Trunyan sẽ phải hứng chịu những thảm họa kinh hoàng của thiên nhiên như động đất và núi lửa. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Tập tục phơi xác người chết ở làng Trunyan trên đảo Bali cũng có nét tương đồng với tục đào xác người chết, tắm rửa và đưa về thăm nhà của bộ tộc Toraja ở phía nam đảo Sulawesi, Indonesia. Ảnh: Theodora Sutcliffe.
Hai tập tục này đều nhằm tôn vinh những người đã khuất, thể hiện lòng biết ơn, tình yêu lòng tôn kính với tổ tiên của mình. Ảnh: Bali Adventours.