Ma sói đôi khi còn được gọi là "Lycanthropes". Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại "Lukos" (có nghĩa là "con sói") và "Anthropos" (có nghĩa là "con người"). Cụm từ này xuất phát từ việc sử gia Hy Lạp Herodotus nổi tiếng đề cập đến một bộ lạc ở Scythia biến thành sói 1 lần trong vài ngày vào mỗi năm. Sau đó, họ lại trở về hình dạng con người vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Vào thế kỷ 2, thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng Hy Lạp có tên Galen đã miêu tả một tình trạng bệnh nhân hoang tưởng bản thân là ma sói. Đó là hội chứng tâm thần mà bệnh nhân nghĩ rằng bản thân có thể biến thành một con vật. Hypertrichosis hay còn gọi "hội chứng ma sói" gây ra sự phát triển bất thường lông mọc khắp người.
Ở Bắc Âu, truyền thuyết về ma sói khá phổ biến. Một số câu chuyện kể về việc con người có thể biến đổi thành những động vật khác như gấu.
Không phải tất cả ma sói đều là quái vật ghê rợn. Tại Tại Latvia và Lithuania, ma sói hay còn gọi "vilkacis" đôi khi mang đến nhiều lợi ích cho con người, trong đó có nhiều kho báu chứa của cải giá trị. Quan hệ giữa ma sói và ma cà rồng khá mơ hồ. Một số cho rằng hai quái thú này là kẻ thù của nhau. Tuy nhiên, một số truyền thuyết Đông Âu cho rằng, ma sói sau khi chết sẽ tái sinh thành ma cà rồng.
Ma sói không phải luôn là nam giới. Tại Armenia, người ta quan niệm rằng, phụ nữ nào bị khép vào tội chết thì sẽ biến thành ma sói và phải sống thân xác đó trong 7 năm.
Quan niệm về con người bị biến thành ma sói chỉ qua một vết cắn được cho là có thể xuất phát từ bệnh dại - căn bệnh có căn nguyên từ vết cắn của động vật.
Ma sói được cho là có khả năng tự chữa lành các vết thương và không bị ảnh hưởng bởi những vũ khí thông thường của con người. Thứ duy nhất có thể khiến chúng tổn hại đó là những vũ khí làm từ bạc như viên đạn bạc.
Trùm phát xít Adolf Hitler đã sử dụng từ "Werwolf" (trong tiếng Đức có nghĩa ma sói) để đặt tên cho một trung tâm chỉ huy hồi Chiến tranh thế giới 2.
Ma sói đôi khi còn được gọi là "Lycanthropes". Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại "Lukos" (có nghĩa là "con sói") và "Anthropos" (có nghĩa là "con người"). Cụm từ này xuất phát từ việc sử gia Hy Lạp Herodotus nổi tiếng đề cập đến một bộ lạc ở Scythia biến thành sói 1 lần trong vài ngày vào mỗi năm. Sau đó, họ lại trở về hình dạng con người vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Vào thế kỷ 2, thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng Hy Lạp có tên Galen đã miêu tả một tình trạng bệnh nhân hoang tưởng bản thân là ma sói. Đó là hội chứng tâm thần mà bệnh nhân nghĩ rằng bản thân có thể biến thành một con vật.
Hypertrichosis hay còn gọi "hội chứng ma sói" gây ra sự phát triển bất thường lông mọc khắp người.
Ở Bắc Âu, truyền thuyết về ma sói khá phổ biến. Một số câu chuyện kể về việc con người có thể biến đổi thành những động vật khác như gấu.
Không phải tất cả ma sói đều là quái vật ghê rợn. Tại Tại Latvia và Lithuania, ma sói hay còn gọi "vilkacis" đôi khi mang đến nhiều lợi ích cho con người, trong đó có nhiều kho báu chứa của cải giá trị.
Quan hệ giữa ma sói và ma cà rồng khá mơ hồ. Một số cho rằng hai quái thú này là kẻ thù của nhau. Tuy nhiên, một số truyền thuyết Đông Âu cho rằng, ma sói sau khi chết sẽ tái sinh thành ma cà rồng.
Ma sói không phải luôn là nam giới. Tại Armenia, người ta quan niệm rằng, phụ nữ nào bị khép vào tội chết thì sẽ biến thành ma sói và phải sống thân xác đó trong 7 năm.
Quan niệm về con người bị biến thành ma sói chỉ qua một vết cắn được cho là có thể xuất phát từ bệnh dại - căn bệnh có căn nguyên từ vết cắn của động vật.
Ma sói được cho là có khả năng tự chữa lành các vết thương và không bị ảnh hưởng bởi những vũ khí thông thường của con người. Thứ duy nhất có thể khiến chúng tổn hại đó là những vũ khí làm từ bạc như viên đạn bạc.
Trùm phát xít Adolf Hitler đã sử dụng từ "Werwolf" (trong tiếng Đức có nghĩa ma sói) để đặt tên cho một trung tâm chỉ huy hồi Chiến tranh thế giới 2.