1. Nhiễm trùng từ một vết thương bị xước nhỏ ở chân dẫn đến tử vong. Một trong những nhân vật nổi tiếng thời Trung cổ chết vì nguyên nhân trên là Sigurd Eysteinsson. Khi chiến đấu và chém đầu kẻ thù, Sigurd Eysteinsson vô tình bị đầu của kẻ thù làm xước chân dẫn đến nhiễm trùng nặng rồi phát triển thành hoại tử. Do đó, Sigurd đã qua đời vào năm 892. 2. Cuộc thập tự chinh diễn ra ở châu Âu là cuộc chiến tranh tôn giáo của người Công giáo nhằm chiếm quyền kiểm soát vùng Đất Thánh, đã cướp đi tính mạng của nhiều người. Thế giới từng chứng kiến 9 cuộc thập tự chinh và tất cả tầng lớp xã hội đã tham gia và chịu ảnh hưởng nặng nề. 3. Tử vì đạo. Vào thời Trung cổ, những hiệp sĩ luôn trung thành với nhà vua thường sẵn sàng hy sinh tính mạng của bản thân cũng như liều chết, không quản khó khăn, nguy hiểm khi làm theo mệnh lệnh chủ nhân. 4. Khó tiêu, cười quá nhiều dẫn đến mất mạng. Ít ai có thể ngờ được rằng khi con người quá vui, cười nhiều quá cũng có thể mất đi tính mạng. Cụ thể, trong bữa tiệc năm 1410, vua Martin của Aragon (1356-1410) đã gặp phải tình huống trớ trêu trên. Vua Martin chết do chứng khó tiêu nghiêm trọng và cười quá nhiều khi nghe một câu chuyện hài dẫn đến không kiểm soát được. Điều này khiến nhà vua mất mạng ngay trên bàn ăn. 5. Chết vì quá trình sinh sản. Vào thời Trung cổ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh khá cao. Thậm chí, nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng khi sinh dẫn đến tử vong. Cả giới thượng lưu lẫn người nghèo khổ đều bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này. 6. Bị tai nạn hoặc bị ám sát. Vua Bela I của Hungary (1020-1063) đã lấy ngai vàng sau khi người anh trai Andrew qua đời. Khi đó, nhiều người cho rằng con trai của vua Andrew là Solomon là người kế vị ngai vàng hợp pháp.
Một số người hoài nghi cái chết của vua Andrew và cho rằng ông đã bị ám sát. Tuy nhiên, người ta đã không tìm được bằng chứng nào chứng tỏ vua Bela I đứng đằng sau bí ẩn này.
8. Cái chết Đen là một đại dịch kinh hoàng xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14. Trong đó, nghiêm trọng nhất là ở châu Âu diễn ra từ năm 1348 - 1350. Theo ước tính, 30 - 60% dân số châu Âu đã tử vong (khoảng 75 triệu người) vì đại dịch này và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 - 375 triệu người vào năm 1400.
1. Nhiễm trùng từ một vết thương bị xước nhỏ ở chân dẫn đến tử vong. Một trong những nhân vật nổi tiếng thời Trung cổ chết vì nguyên nhân trên là Sigurd Eysteinsson.
Khi chiến đấu và chém đầu kẻ thù, Sigurd Eysteinsson vô tình bị đầu của kẻ thù làm xước chân dẫn đến nhiễm trùng nặng rồi phát triển thành hoại tử. Do đó, Sigurd đã qua đời vào năm 892.
2. Cuộc thập tự chinh diễn ra ở châu Âu là cuộc chiến tranh tôn giáo của người Công giáo nhằm chiếm quyền kiểm soát vùng Đất Thánh, đã cướp đi tính mạng của nhiều người.
Thế giới từng chứng kiến 9 cuộc thập tự chinh và tất cả tầng lớp xã hội đã tham gia và chịu ảnh hưởng nặng nề.
3. Tử vì đạo. Vào thời Trung cổ, những hiệp sĩ luôn trung thành với nhà vua thường sẵn sàng hy sinh tính mạng của bản thân cũng như liều chết, không quản khó khăn, nguy hiểm khi làm theo mệnh lệnh chủ nhân.
4. Khó tiêu, cười quá nhiều dẫn đến mất mạng. Ít ai có thể ngờ được rằng khi con người quá vui, cười nhiều quá cũng có thể mất đi tính mạng. Cụ thể, trong bữa tiệc năm 1410, vua Martin của Aragon (1356-1410) đã gặp phải tình huống trớ trêu trên.
Vua Martin chết do chứng khó tiêu nghiêm trọng và cười quá nhiều khi nghe một câu chuyện hài dẫn đến không kiểm soát được. Điều này khiến nhà vua mất mạng ngay trên bàn ăn.
5. Chết vì quá trình sinh sản. Vào thời Trung cổ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh khá cao. Thậm chí, nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng khi sinh dẫn đến tử vong. Cả giới thượng lưu lẫn người nghèo khổ đều bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này.
6. Bị tai nạn hoặc bị ám sát. Vua Bela I của Hungary (1020-1063) đã lấy ngai vàng sau khi người anh trai Andrew qua đời. Khi đó, nhiều người cho rằng con trai của vua Andrew là Solomon là người kế vị ngai vàng hợp pháp.
Một số người hoài nghi cái chết của vua Andrew và cho rằng ông đã bị ám sát. Tuy nhiên, người ta đã không tìm được bằng chứng nào chứng tỏ vua Bela I đứng đằng sau bí ẩn này.
8. Cái chết Đen là một đại dịch kinh hoàng xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14. Trong đó, nghiêm trọng nhất là ở châu Âu diễn ra từ năm 1348 - 1350.
Theo ước tính, 30 - 60% dân số châu Âu đã tử vong (khoảng 75 triệu người) vì đại dịch này và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 - 375 triệu người vào năm 1400.