Phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến thực hiện tập bó chân để có " gót sen ba tấc" (tam thốn kim liên) bởi nó được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp và biểu tượng địa vị trong gia đình cũng như xã hội. Tập tục này bắt đầu được thực hiện từ đầu thế kỷ 10.Vào thời phong kiến, những người phụ nữ có "gót sen ba tấc" được cho là sẽ hấp dẫn, cuốn hút hơn trong mắt nam giới. Người dân thời đó quan niệm bàn chân nhỏ là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người con gái.Những cô gái Trung Quốc sở hữu "gót sen ba tấc" được cho là sẽ dễ tìm được người chồng tốt.Do vậy, những bé gái từ 4 - 9 tuổi bắt đầu thực hiện tục bó chân khi xương chân chưa phát triển toàn diện. Quá trình bó chân diễn ra vô cùng đau đớn kéo dài trong khoảng 2 năm.Vì thực hiện tập tục bó chân nên những người phụ nữ sẽ có đôi bàn chân nhỏ bị dị dạng khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.Họ cũng gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt và một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gãy xương khi bị ngã.Một số phụ nữ có chân bị hoại tử, thậm chí là tử vong do thực hiện tục bó chân vô cùng đau đớn.Thông thường, phụ nữ Trung Quốc có "gót sen ba tấc" dài khoảng 10 cm. Đặc biệt, những người có đôi chân nhỏ dài khoảng 7,6 cm được cho là sở hữu "đôi chân vàng".Tục bó chân khá phổ biến trong giới thượng lưu Trung Quốc thời xưa. Còn đối với tầng lớp lao động, tập tục này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của họ. Do vậy, chỉ có một số gia đình thuộc tầng lớp thấp trong xã hội thực hiện tục bó chân cho con gái với hy vọng chúng sẽ kiếm được tấm chồng tốt.Phải đến năm 1912, tục bó chân đau đớn trên chính thức bị xóa bỏ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, một số làng ở vùng sâu vùng xa vẫn thực hiện hủ tục trên để có "gót sen ba tấc".
Phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến thực hiện tập bó chân để có " gót sen ba tấc" (tam thốn kim liên) bởi nó được xem là tiêu chuẩn sắc đẹp và biểu tượng địa vị trong gia đình cũng như xã hội. Tập tục này bắt đầu được thực hiện từ đầu thế kỷ 10.
Vào thời phong kiến, những người phụ nữ có "gót sen ba tấc" được cho là sẽ hấp dẫn, cuốn hút hơn trong mắt nam giới. Người dân thời đó quan niệm bàn chân nhỏ là tiêu chuẩn vẻ đẹp của người con gái.
Những cô gái Trung Quốc sở hữu "gót sen ba tấc" được cho là sẽ dễ tìm được người chồng tốt.
Do vậy, những bé gái từ 4 - 9 tuổi bắt đầu thực hiện tục bó chân khi xương chân chưa phát triển toàn diện. Quá trình bó chân diễn ra vô cùng đau đớn kéo dài trong khoảng 2 năm.
Vì thực hiện tập tục bó chân nên những người phụ nữ sẽ có đôi bàn chân nhỏ bị dị dạng khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Họ cũng gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt và một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gãy xương khi bị ngã.
Một số phụ nữ có chân bị hoại tử, thậm chí là tử vong do thực hiện tục bó chân vô cùng đau đớn.
Thông thường, phụ nữ Trung Quốc có "gót sen ba tấc" dài khoảng 10 cm. Đặc biệt, những người có đôi chân nhỏ dài khoảng 7,6 cm được cho là sở hữu "đôi chân vàng".
Tục bó chân khá phổ biến trong giới thượng lưu Trung Quốc thời xưa. Còn đối với tầng lớp lao động, tập tục này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của họ. Do vậy, chỉ có một số gia đình thuộc tầng lớp thấp trong xã hội thực hiện tục bó chân cho con gái với hy vọng chúng sẽ kiếm được tấm chồng tốt.
Phải đến năm 1912, tục bó chân đau đớn trên chính thức bị xóa bỏ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, một số làng ở vùng sâu vùng xa vẫn thực hiện hủ tục trên để có "gót sen ba tấc".