4. Cột tóc đuôi ngựa trên đỉnh đầu của các võ sĩ Samurai: Những chiến binh Samurai anh hùng của Nhật Bản luôn xuất hiện với hình ảnh đầu cạo phía trước và búi tóc nhỏ trên đỉnh đầu. Kiểu tóc này trong tiếng Nhật là “chonmage” với công dụng là giúp giữ vững chiếc mũ sắt trên đầu họ. Vì tầng lớp Samurai là tầng lớp quý tộc giàu có và có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội Nhật Bản nên kiểu tóc này dễ phổ biến đến mọi tầng lớp khác. Qua thời gian, kiểu tóc này trở thành truyền thống cho những thiếu niên từ 13 tuổi. Họ phải cạo đầu đằng trước và để thành búi nhỏ trên đỉnh đầu thì mới được công nhận là người đàn ông. Chính vì vậy có một câu chuyện về 2 sinh viên Nhật tới Hà Lan thăm quan. Họ che kiểu tóc này bằng cách đội mũ. Khi bị buộc phải bỏ mũ ra ở rạp hát, họ đã làm cả khán đài nhộn nhịp đến nỗi vở kịch phải tạm hoãn và câu chuyện này được đăng tải rầm rộ trên báo chí.
3. Tóc giả được làm bằng bột: Những bộ tóc giả này bắt nguồn từ vua Louis XVIII của Pháp. Ông xấu hổ khi bị hói đầu do di truyền của cha nên đã đội bộ tóc giả kiểu này để chứng tỏ mình là vị vua hùng dũng, cường tráng. Lâu dần, phong cách đội tóc giả độc đáo của vua trở thành mốt với các thành viên trong cung điện hoàng gia. Ai cũng đội tóc giả dù họ có hói đầu hay không. Pháp là trung tâm văn hóa của châu Âu vào thế kỉ 17. Bất cứ trào lưu nào ở Pháp cũng được lan truyền nhanh chóng. Giới quý tộc đã cố gắng khiến cho tóc giả trở thành một hiện tượng như vậy. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của ngành công nghiệp tóc giả, thành lập phường hội vào năm 1665. Cuối những năm 1700, người ta dùng chất tinh bột đổ lên tóc giả để nó trắng muốt. Trào lưu đội tóc giả “chết” ở Anh khi chính phủ đánh thuế rất nặng vào bột dùng để làm trắng tóc giả khi họ nhận thấy đây là cơ hội kiếm tiền. Cùng lúc đó, ở Pháp nổ ra cuộc Cách mạng (1789-1799), người giàu không còn vị thế như xưa, trào lưu đội tóc giả - biểu tượng của quý tộc vì vậy cũng xuống dốc. 2. Người Ai Cập trang điểm với mắt đen huyền: Người Ai Cập có lối vẽ tranh treo tường với hình trang điểm kẻ mắt to đậm. Điều này thể hiện sự lịch sự khác biệt của người Ai Cập. Đồng thời, cách trang điểm này giúp cho người Ai Cập tránh được những tác động do ánh sáng chói của mặt trời trên các sa mạc.Hơn nữa, trên hình vẽ ta còn thấy họ đội những chiếc nón nhỏ. Những chiếc nón này làm bằng mỡ động vật và nước hoa. Do cuộc sống trên sa mạc của họ tiết ra nhiều mồ hôi. Vì vậy, họ đội những chiếc nón như vậy nhằm át mùi mồ hôi của mình. 1. Phụ nữ thời Phục Hưng mũm mĩm, trắng nhợt nhạt: Ngày nay, phụ nữ có làn da trắng nhợt nhạt chứng tỏ họ luôn ở trong nhà nhưng đối với thời đại Cách mạng công nghiệp, phụ nữ luôn muốn trang điểm cho mình trắng nhất có thể. Vì họ quan niệm rằng, nếu người phụ nữ có làn da rám nắng tức là họ sống nghèo khổ cơ cực và vẫn phải ra đồng ruộng. Còn những phụ nữ có làn da càng trắng nhợt càng chứng tỏ là người có nhiều nô lệ và họ không phải làm việc chân tay. Tuy nhiên, làn da trắng nhợt không còn là trào lưu cho tới khi nhà thiết kế thời trang có tầm ảnh hưởng lớn - Coco Chanel lấy nước da màu đồng làm biểu tượng cho những người giàu có. Còn da trắng nhợt là triệu chứng của việc ở trong nhà quá nhiều.
4. Cột tóc đuôi ngựa trên đỉnh đầu của các võ sĩ Samurai: Những chiến binh Samurai anh hùng của Nhật Bản luôn xuất hiện với hình ảnh đầu cạo phía trước và búi tóc nhỏ trên đỉnh đầu. Kiểu tóc này trong tiếng Nhật là “chonmage” với công dụng là giúp giữ vững chiếc mũ sắt trên đầu họ.
Vì tầng lớp Samurai là tầng lớp quý tộc giàu có và có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội Nhật Bản nên kiểu tóc này dễ phổ biến đến mọi tầng lớp khác. Qua thời gian, kiểu tóc này trở thành truyền thống cho những thiếu niên từ 13 tuổi. Họ phải cạo đầu đằng trước và để thành búi nhỏ trên đỉnh đầu thì mới được công nhận là người đàn ông.
Chính vì vậy có một câu chuyện về 2 sinh viên Nhật tới Hà Lan thăm quan. Họ che kiểu tóc này bằng cách đội mũ. Khi bị buộc phải bỏ mũ ra ở rạp hát, họ đã làm cả khán đài nhộn nhịp đến nỗi vở kịch phải tạm hoãn và câu chuyện này được đăng tải rầm rộ trên báo chí.
3. Tóc giả được làm bằng bột: Những bộ tóc giả này bắt nguồn từ vua Louis XVIII của Pháp. Ông xấu hổ khi bị hói đầu do di truyền của cha nên đã đội bộ tóc giả kiểu này để chứng tỏ mình là vị vua hùng dũng, cường tráng. Lâu dần, phong cách đội tóc giả độc đáo của vua trở thành mốt với các thành viên trong cung điện hoàng gia. Ai cũng đội tóc giả dù họ có hói đầu hay không.
Pháp là trung tâm văn hóa của châu Âu vào thế kỉ 17. Bất cứ trào lưu nào ở Pháp cũng được lan truyền nhanh chóng. Giới quý tộc đã cố gắng khiến cho tóc giả trở thành một hiện tượng như vậy. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của ngành công nghiệp tóc giả, thành lập phường hội vào năm 1665.
Cuối những năm 1700, người ta dùng chất tinh bột đổ lên tóc giả để nó trắng muốt. Trào lưu đội tóc giả “chết” ở Anh khi chính phủ đánh thuế rất nặng vào bột dùng để làm trắng tóc giả khi họ nhận thấy đây là cơ hội kiếm tiền. Cùng lúc đó, ở Pháp nổ ra cuộc Cách mạng (1789-1799), người giàu không còn vị thế như xưa, trào lưu đội tóc giả - biểu tượng của quý tộc vì vậy cũng xuống dốc.
2. Người Ai Cập trang điểm với mắt đen huyền: Người Ai Cập có lối vẽ tranh treo tường với hình trang điểm kẻ mắt to đậm. Điều này thể hiện sự lịch sự khác biệt của người Ai Cập. Đồng thời, cách trang điểm này giúp cho người Ai Cập tránh được những tác động do ánh sáng chói của mặt trời trên các sa mạc.
Hơn nữa, trên hình vẽ ta còn thấy họ đội những chiếc nón nhỏ. Những chiếc nón này làm bằng mỡ động vật và nước hoa. Do cuộc sống trên sa mạc của họ tiết ra nhiều mồ hôi. Vì vậy, họ đội những chiếc nón như vậy nhằm át mùi mồ hôi của mình.
1. Phụ nữ thời Phục Hưng mũm mĩm, trắng nhợt nhạt: Ngày nay, phụ nữ có làn da trắng nhợt nhạt chứng tỏ họ luôn ở trong nhà nhưng đối với thời đại Cách mạng công nghiệp, phụ nữ luôn muốn trang điểm cho mình trắng nhất có thể. Vì họ quan niệm rằng, nếu người phụ nữ có làn da rám nắng tức là họ sống nghèo khổ cơ cực và vẫn phải ra đồng ruộng.
Còn những phụ nữ có làn da càng trắng nhợt càng chứng tỏ là người có nhiều nô lệ và họ không phải làm việc chân tay. Tuy nhiên, làn da trắng nhợt không còn là trào lưu cho tới khi nhà thiết kế thời trang có tầm ảnh hưởng lớn - Coco Chanel lấy nước da màu đồng làm biểu tượng cho những người giàu có. Còn da trắng nhợt là triệu chứng của việc ở trong nhà quá nhiều.