Tổng thống Hugo Chavez qua đời tại bệnh viện quân sự tại Thủ đô Caracas hôm 5/3/2013 ở tuổi 58, sau hai năm chiến đấu với căn bệnh ung thư. Thi hài của ông được bảo quản tại Học viện quân sự kể từ đó cho đến ngày diễn ra tang lễ chính thức vào sáng 8/3. Chính quyền Venezuela đã tuyên bố để quốc tang một tuần. Ông qua đời sau 14 năm đảm nhiệm chức vụ Tổng thống.
Chính phủ Venezuela đã nhận được những lời chia buồn từ 42 quốc gia, trong đó có 16 nước đã ra sắc lệnh quốc tang. Đây là điều đặc biệt chưa từng xảy ra. Các đơn vị quân đội trong cả nước bắn 21 phát súng tưởng niệm và cứ mỗi tiếng lại bắn một phát đại bác cho tới khi ông được chôn cất.
Giới chức Venezuela tiết lộ, Tổng thống Hugo Chavez bị ung thư vào tháng 6/2011. Ông đã trải qua 4 lần phẫu thuật cùng nhiều đợt xạ trị và hóa trị liệu. Đến tháng 10/2012, Tổng thống Chavez tái cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống 6 năm nữa nhưng Tòa án Tối cao phán quyết rằng, tuyên thệ của ông có thể được trì hoãn vì lý do bệnh tật. Trong ảnh là nhiều nguyên thủ quốc gia đến tiễn biệt Tổng thống Hugo Chavez. Từ trái qua phải là Tổng thống Argentina Cristina Fernandez, Tổng thống Uruguay Jose Mujica, Tổng thống Bolivia Evo Morales đứng trước linh cữu Tổng thống Venezuela. Ông xuất thân là lính dù và lần đầu tiên ông Chavez trở thành nhân vật nổi tiếng khi lãnh đạo cuộc đảo chính bất thành năm 1992. Cố Tổng thống Hugo Chavez cũng có khoảng thời gian khó khăn khi phải ngồi tù trong nhiều năm. Tuy nhiên, đến năm 2006, sau bao biến cố, thăng trầm, ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Venezuela. Hai giờ sáng 8/7/1994, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 82. Khi đó, Triều Tiên tuyên bố để quốc tang 10 ngày.
Cố Chủ tịch Kim Jong-il là người chủ trì tang lễ này. Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành an nghỉ trong một quan tài bằng kính. Sau khi Chủ tịch Kim viếng thi hài cha lần cuối, quan tài kính được phủ một lá cờ đỏ và được đưa lên một xe hòm màu đen để rời Cung Tưởng niệm Kumsusan. Những đoàn người xếp dài và than khóc trước các bức tượng và chân dung của ông Kim Nhật Thành. Đoàn xe đi qua các đường phố Bình Nhưỡng trong hơn 3 tiếng và qua nhiều địa điểm nổi tiếng như qua khu tưởng niệm Mansudae - nơi đặt tượng đài lãnh tụ Kim Nhật Thành, tới quảng trường Chiến thắng trước khi trở về lăng. Chiếc xe chở linh cữu cố Chủ tịch Kim Nhật Thành dẫn đầu một đoàn xe bao gồm: một chiếc xe tải chở đội quân nhạc, một chiếc xe mang bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Kim Nhật Thành và một đội xe Mercedes màu đen. Đoàn xe đi qua một đội danh dự trong tiếng súng đại bác nổ rền vang. Chủ tịch Kim Nhật Thành là nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi quốc gia này được thành lập vào đầu năm 1948 đến khi ông mất. Ngoài ra, ông còn là Tổng Bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên. Ngày sinh và ngày mất của ông là quốc lễ ở Triều Tiên. Việc Chủ tịch Kim Jong-il qua đời hôm 17/12/2011 trở thành tâm điểm chú ý của dư luận thời điểm đó. Triền Tiên tuyên bố để quốc tang 13 ngày. Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã công khai coi đại tướng Kim là "Người kế tục vĩ đại", chỉ huy tối cao của lực lượng quân đội lớn thứ tư thế giới về quân số và là lãnh tụ của Trung ương đảng Lao động cầm quyền. Đại tướng Kim Jong-un, con trai út Chủ tịch Kim Jong-il đảm nhận chức vụ người đứng đầu ban lễ tang và đã đi đầu đám rước hôm 28/12. Đoàn xe rước bắt đầu và kết thúc hành trình 40 km tại Cung tưởng niệm Kumsusan, nơi thi thể của Kim Jong-il đã được đặt trong một quan tài kính và cũng là địa điểm yên nghỉ của lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Dẫn đầu đoàn rước là một chiếc xe mang bức chân dung lớn của Kim Jong-il và vài chiếc xe khác, tiếp đến là một chiếc limousine chở linh cữu của ông, được đặt trên nóc, bọc trong quốc kỳ và xung quanh là những bông hoa trắng. Tang lễ chính thức của cố Chủ tịch Kim Jong-il kết thúc vào ngày 29/12, với một lễ truy điệu trên toàn quốc. Khi đó, Triều Tiên tổ chức 3 phút mặc niệm vào buổi trưa. Lễ tang cố Chủ tịch Kim Jong-il kết thúc với 21 phát súng đại bác tiễn biệt.
Tổng thống Hugo Chavez qua đời tại bệnh viện quân sự tại Thủ đô Caracas hôm 5/3/2013 ở tuổi 58, sau hai năm chiến đấu với căn bệnh ung thư. Thi hài của ông được bảo quản tại Học viện quân sự kể từ đó cho đến ngày diễn ra tang lễ chính thức vào sáng 8/3. Chính quyền Venezuela đã tuyên bố để quốc tang một tuần. Ông qua đời sau 14 năm đảm nhiệm chức vụ Tổng thống.
Chính phủ Venezuela đã nhận được những lời chia buồn từ 42 quốc gia, trong đó có 16 nước đã ra sắc lệnh quốc tang. Đây là điều đặc biệt chưa từng xảy ra. Các đơn vị quân đội trong cả nước bắn 21 phát súng tưởng niệm và cứ mỗi tiếng lại bắn một phát đại bác cho tới khi ông được chôn cất.
Giới chức Venezuela tiết lộ, Tổng thống Hugo Chavez bị ung thư vào tháng 6/2011. Ông đã trải qua 4 lần phẫu thuật cùng nhiều đợt xạ trị và hóa trị liệu. Đến tháng 10/2012, Tổng thống Chavez tái cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống 6 năm nữa nhưng Tòa án Tối cao phán quyết rằng, tuyên thệ của ông có thể được trì hoãn vì lý do bệnh tật. Trong ảnh là nhiều nguyên thủ quốc gia đến tiễn biệt Tổng thống Hugo Chavez. Từ trái qua phải là Tổng thống Argentina Cristina Fernandez, Tổng thống Uruguay Jose Mujica, Tổng thống Bolivia Evo Morales đứng trước linh cữu Tổng thống Venezuela.
Ông xuất thân là lính dù và lần đầu tiên ông Chavez trở thành nhân vật nổi tiếng khi lãnh đạo cuộc đảo chính bất thành năm 1992. Cố Tổng thống Hugo Chavez cũng có khoảng thời gian khó khăn khi phải ngồi tù trong nhiều năm. Tuy nhiên, đến năm 2006, sau bao biến cố, thăng trầm, ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Venezuela.
Hai giờ sáng 8/7/1994, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 82. Khi đó, Triều Tiên tuyên bố để quốc tang 10 ngày.
Cố Chủ tịch Kim Jong-il là người chủ trì tang lễ này. Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành an nghỉ trong một quan tài bằng kính. Sau khi Chủ tịch Kim viếng thi hài cha lần cuối, quan tài kính được phủ một lá cờ đỏ và được đưa lên một xe hòm màu đen để rời Cung Tưởng niệm Kumsusan. Những đoàn người xếp dài và than khóc trước các bức tượng và chân dung của ông Kim Nhật Thành.
Đoàn xe đi qua các đường phố Bình Nhưỡng trong hơn 3 tiếng và qua nhiều địa điểm nổi tiếng như qua khu tưởng niệm Mansudae - nơi đặt tượng đài lãnh tụ Kim Nhật Thành, tới quảng trường Chiến thắng trước khi trở về lăng.
Chiếc xe chở linh cữu cố Chủ tịch Kim Nhật Thành dẫn đầu một đoàn xe bao gồm: một chiếc xe tải chở đội quân nhạc, một chiếc xe mang bức chân dung khổng lồ của Chủ tịch Kim Nhật Thành và một đội xe Mercedes màu đen. Đoàn xe đi qua một đội danh dự trong tiếng súng đại bác nổ rền vang.
Chủ tịch Kim Nhật Thành là nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi quốc gia này được thành lập vào đầu năm 1948 đến khi ông mất. Ngoài ra, ông còn là Tổng Bí thư của Đảng Lao động Triều Tiên. Ngày sinh và ngày mất của ông là quốc lễ ở Triều Tiên.
Việc Chủ tịch Kim Jong-il qua đời hôm 17/12/2011 trở thành tâm điểm chú ý của dư luận thời điểm đó. Triền Tiên tuyên bố để quốc tang 13 ngày. Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã công khai coi đại tướng Kim là "Người kế tục vĩ đại", chỉ huy tối cao của lực lượng quân đội lớn thứ tư thế giới về quân số và là lãnh tụ của Trung ương đảng Lao động cầm quyền.
Đại tướng Kim Jong-un, con trai út Chủ tịch Kim Jong-il đảm nhận chức vụ người đứng đầu ban lễ tang và đã đi đầu đám rước hôm 28/12. Đoàn xe rước bắt đầu và kết thúc hành trình 40 km tại Cung tưởng niệm Kumsusan, nơi thi thể của Kim Jong-il đã được đặt trong một quan tài kính và cũng là địa điểm yên nghỉ của lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Dẫn đầu đoàn rước là một chiếc xe mang bức chân dung lớn của Kim Jong-il và vài chiếc xe khác, tiếp đến là một chiếc limousine chở linh cữu của ông, được đặt trên nóc, bọc trong quốc kỳ và xung quanh là những bông hoa trắng.
Tang lễ chính thức của cố Chủ tịch Kim Jong-il kết thúc vào ngày 29/12, với một lễ truy điệu trên toàn quốc. Khi đó, Triều Tiên tổ chức 3 phút mặc niệm vào buổi trưa. Lễ tang cố Chủ tịch Kim Jong-il kết thúc với 21 phát súng đại bác tiễn biệt.