Thành phố Pripyat, Ukraine là một trong những " thị trấn ma" nổi tiếng thế giới. Được thành lập năm 1970, Pripyat là nơi sinh sống và làm việc của các công nhân tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và gia đình. Có thời điểm thành phố này có tới 49.000 người dân sinh sống.Tuy nhiên, vào tháng 4/1986, thảm họa hạt nhân xảy ra tại nhà máy Chernobyl khiến toàn bộ người dân phải di tản khỏi thành phố Pripyat do ảnh hưởng của phóng xạ. Do vậy, thành phố đông đúc dân cư một thời này bỗng trở thành "thị trấn ma" rùng rợn sau một đêm.Trong suốt nhiều năm, đảo Hashima nằm ở phía tây nam của Nhật Bản là nơi vô cùng phát triển. Nơi đây từng là mỏ khai thác than sầm uất, hoạt động từ cuối thế kỷ 19 cho đến năm 1974.Vào năm 1974, toàn bộ mỏ trên đảo Hashima bị đóng cửa. Chính vì vậy, hòn đảo bị bỏ hoang và dần trở thành một "thị trấn ma" hiu quạnh.Công viên Spreepark ở Berlin, Đức mở cửa năm 1969 và hoạt động cho đến năm 1989. Tuy nhiên, công trình này bị bỏ hoang năm 2001 sau khi người chủ sở hữu phá sản.Hiện nay, khi đến công viên Spreepark, mọi người sẽ nhìn thấy những con khủng long giả, vòng đu quay, thuyền thiên nga... trong khung cảnh u ám, vắng lặng đến rợn người.Đảo Spinalonga ở Hy Lạp từng là nơi sinh sống của những người mắc bệnh hủi từ năm 1903 - 1957.Sau năm 1957, các bệnh nhân lần lượt rời khỏi đảo Spinalonga và hiện không còn một ai sinh sống nữa. Hòn đảo này bỗng trở nên vắng vẻ, không còn một bóng người.Tháng 6/1944, phát xít Đức đã thực hiện một cuộc tàn sát đẫm máu tại ngôi làng Oradour-sur-Glane ở Pháp. Hậu quả là 642 người dân ở ngôi làng này bị giết hại.Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, không có người dân nào quay trở lại làng Oradour-sur-Glane sinh sống. Hiện "địa điểm ma" này là một nơi ghi dấu tội ác ác kinh hoàng của Đức quốc xã.
Thành phố Pripyat, Ukraine là một trong những " thị trấn ma" nổi tiếng thế giới. Được thành lập năm 1970, Pripyat là nơi sinh sống và làm việc của các công nhân tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và gia đình. Có thời điểm thành phố này có tới 49.000 người dân sinh sống.
Tuy nhiên, vào tháng 4/1986, thảm họa hạt nhân xảy ra tại nhà máy Chernobyl khiến toàn bộ người dân phải di tản khỏi thành phố Pripyat do ảnh hưởng của phóng xạ. Do vậy, thành phố đông đúc dân cư một thời này bỗng trở thành "thị trấn ma" rùng rợn sau một đêm.
Trong suốt nhiều năm, đảo Hashima nằm ở phía tây nam của Nhật Bản là nơi vô cùng phát triển. Nơi đây từng là mỏ khai thác than sầm uất, hoạt động từ cuối thế kỷ 19 cho đến năm 1974.
Vào năm 1974, toàn bộ mỏ trên đảo Hashima bị đóng cửa. Chính vì vậy, hòn đảo bị bỏ hoang và dần trở thành một "thị trấn ma" hiu quạnh.
Công viên Spreepark ở Berlin, Đức mở cửa năm 1969 và hoạt động cho đến năm 1989. Tuy nhiên, công trình này bị bỏ hoang năm 2001 sau khi người chủ sở hữu phá sản.
Hiện nay, khi đến công viên Spreepark, mọi người sẽ nhìn thấy những con khủng long giả, vòng đu quay, thuyền thiên nga... trong khung cảnh u ám, vắng lặng đến rợn người.
Đảo Spinalonga ở Hy Lạp từng là nơi sinh sống của những người mắc bệnh hủi từ năm 1903 - 1957.
Sau năm 1957, các bệnh nhân lần lượt rời khỏi đảo Spinalonga và hiện không còn một ai sinh sống nữa. Hòn đảo này bỗng trở nên vắng vẻ, không còn một bóng người.
Tháng 6/1944, phát xít Đức đã thực hiện một cuộc tàn sát đẫm máu tại ngôi làng Oradour-sur-Glane ở Pháp. Hậu quả là 642 người dân ở ngôi làng này bị giết hại.
Sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, không có người dân nào quay trở lại làng Oradour-sur-Glane sinh sống. Hiện "địa điểm ma" này là một nơi ghi dấu tội ác ác kinh hoàng của Đức quốc xã.