Nhiều hình phạt kinh dị với phạm nhân thời xưa khiến tù nhân đau đớn, khổ sở. Trong đó, việc tống giam phạm nhân như một hình thức trừng phạt có nguồn gốc từ nền văn minh Lưỡng Hà. Một trong những bộ luật lâu đời nhất thế giới có tên Luật Ur-Nammu đã viết rằng: "Nếu một người phạm tội bắt cóc thì sẽ bị bắt giam và phải trả 15 đồng shekel".Bộ luật nổi tiếng khác của nền văn minh Lưỡng Hà là bộ luật Hammurabi. Trong bộ luật cổ xưa nhất của loài người này, 100 vấn đề đã được đề cập trong đó có bất động sản, thương mại, hôn nhân, thừa kế... Trong trường hợp nếu một con đập bị vỡ và sau đó lũ lụt xảy ra phá hủy hết mùa màng thì pháp luật sẽ quy kết lỗi là do sơ suất của chủ sở hữu đập. Theo đó, người này phải bồi thường cho nông dân bị thiệt hại cây trồng.Bộ luật Hammurabi còn ghi nhận nhiều hình phạt tàn khốc như vợ ngoại tình sẽ bị lưu đày hoặc tử hình. Người chồng, người cha là chủ gia đình và có quyền quyết định số phận các con. Họ có thể bắt con cái lao động cho họ hoặc làm cho chủ nợ hay dùng còn cái gán nợ cũng như đem bán. Nếu con cái tấn công cha sẽ bị chặt tay...Việc xử lý tội phạm trong bộ luật Hammurabi còn phụ thuộc vào địa vị người phạm tội. Nếu người phạm tội là tầng lớp thượng lưu gây ra tội ác với tầng lớp thấp kém hơn thì có thể giải quyết bằng tiền. Ngược lại, nếu tầng lớp thấp kém hơn gây tội ác với tầng lớp thượng lưu sẽ bị trừng phạt bằng những hình phạt vô cùng khắc nghiệt.Ở Trung Quốc thời cổ đại, hệ thống các hình phạt khắc nghiệt được đặt ra. Bên cạnh việc tống giam vào ngục, tù nhân sẽ phải đeo gông ở cổ, cùm ở chân hoặc đeo đá nặng ở quanh cổ chân.Trên một tấm bia đá có niên đại năm 723 (khi nhà Đường cai trị), nhiều ngôi chùa Phật giáo được xây dựng gần các nhà tù. Các học giả tin rằng Phật giáo sẽ thay đổi tâm tính của tù nhân, giúp họ hoàn lương, trở thành người lương thiện.Đối với Ai Cập cổ đại, tội phạm sẽ phải chịu những hình phạt tàn khốc như bị ném đá, thiêu sống, đóng đinh vào giá chữ thập...Hy Lạp cổ đại cũng có một số nhà tù nhưng chủ yếu giam cầm những tù nhân bị kết án tử chờ ngày hành hình. Tuy nhiên, một số tù nhân có thể vượt ngục sau khi người nhà cho cai ngục một số tiền để họ có cơ hội đào tẩu.
Nhiều hình phạt kinh dị với phạm nhân thời xưa khiến tù nhân đau đớn, khổ sở. Trong đó, việc tống giam phạm nhân như một hình thức trừng phạt có nguồn gốc từ nền văn minh Lưỡng Hà. Một trong những bộ luật lâu đời nhất thế giới có tên Luật Ur-Nammu đã viết rằng: "Nếu một người phạm tội bắt cóc thì sẽ bị bắt giam và phải trả 15 đồng shekel".
Bộ luật nổi tiếng khác của nền văn minh Lưỡng Hà là bộ luật Hammurabi. Trong bộ luật cổ xưa nhất của loài người này, 100 vấn đề đã được đề cập trong đó có bất động sản, thương mại, hôn nhân, thừa kế...
Trong trường hợp nếu một con đập bị vỡ và sau đó lũ lụt xảy ra phá hủy hết mùa màng thì pháp luật sẽ quy kết lỗi là do sơ suất của chủ sở hữu đập. Theo đó, người này phải bồi thường cho nông dân bị thiệt hại cây trồng.
Bộ luật Hammurabi còn ghi nhận nhiều hình phạt tàn khốc như vợ ngoại tình sẽ bị lưu đày hoặc tử hình. Người chồng, người cha là chủ gia đình và có quyền quyết định số phận các con. Họ có thể bắt con cái lao động cho họ hoặc làm cho chủ nợ hay dùng còn cái gán nợ cũng như đem bán. Nếu con cái tấn công cha sẽ bị chặt tay...
Việc xử lý tội phạm trong bộ luật Hammurabi còn phụ thuộc vào địa vị người phạm tội. Nếu người phạm tội là tầng lớp thượng lưu gây ra tội ác với tầng lớp thấp kém hơn thì có thể giải quyết bằng tiền. Ngược lại, nếu tầng lớp thấp kém hơn gây tội ác với tầng lớp thượng lưu sẽ bị trừng phạt bằng những hình phạt vô cùng khắc nghiệt.
Ở Trung Quốc thời cổ đại, hệ thống các hình phạt khắc nghiệt được đặt ra. Bên cạnh việc tống giam vào ngục, tù nhân sẽ phải đeo gông ở cổ, cùm ở chân hoặc đeo đá nặng ở quanh cổ chân.
Trên một tấm bia đá có niên đại năm 723 (khi nhà Đường cai trị), nhiều ngôi chùa Phật giáo được xây dựng gần các nhà tù. Các học giả tin rằng Phật giáo sẽ thay đổi tâm tính của tù nhân, giúp họ hoàn lương, trở thành người lương thiện.
Đối với Ai Cập cổ đại, tội phạm sẽ phải chịu những hình phạt tàn khốc như bị ném đá, thiêu sống, đóng đinh vào giá chữ thập...
Hy Lạp cổ đại cũng có một số nhà tù nhưng chủ yếu giam cầm những tù nhân bị kết án tử chờ ngày hành hình. Tuy nhiên, một số tù nhân có thể vượt ngục sau khi người nhà cho cai ngục một số tiền để họ có cơ hội đào tẩu.