Trại tử thần Auschwitz của phát xít Đức được đánh giá là một trong những "địa ngục trần gian" hồi Chiến tranh thế giới 2. Số người chết ở trại hủy diệt này còn lớn hơn tổng số lính Anh và Mỹ tử trận trong Chiến tranh thế giới 2.Tại trại tập trung Auschwitz, một lính canh SS đã yêu nữ tù nhân Do Thái và nhiều lần cứu sống người trong mộng thoát khỏi kiếp nạn bị hành hình. Khi bị đem ra xét xử sau khi chiến tranh kết thúc, nữ tù nhân trên đã ra làm chứng cho sĩ quan SS trên.Otto Frank - cha của Anne Frank (nữ tác giả cuốn nhật ký nổi tiếng thế giới) - đã sống sót sau thời gian bị giam giữ tại trại Auschwitz và qua đời năm 1980 vì ung thư phổi.Khi phát xít Đức thực hiện kế hoạch diệt chủng kinh hoàng, một phụ nữ Do Thái đã tố cao hơn 3.000 người khác trong cộng đồng mình cho Gestapo - cơ quan mật vụ phát xít Đức để gia đình mình thoát chết. Ngay cả sau khi Đức quốc xã đưa cha mẹ và chồng của cô đến trại Auschwitz năm 1943 thì người phụ nữ này vẫn làm việc cho Gestapo đến năm 1945.Võ sĩ quyền Anh người Hy Lạp Salamo Arouch bị giam cầm tại trại tập trung Auschwitz. Salamo bị buộc phải so tài với các tù nhân khác trong các trận đấu boxing. Tù nhân nào thua cuộc sẽ bị đưa đến các phòng hơi ngạt hay bị xử bắn. Võ sĩ quyền anh Salamo đã sống sót sau hơn 2 năm bị giam cầm và trải qua 200 trận đấu trước khi trại tập trung Auschwitz được giải phóng.Binh sĩ Ba Lan Witold Pilecki đã cố tình để bị bắt vào trại Auschwitz để thu thập thông tin. Sau đó, Witold Pilecki đã đào thoát khỏi trại Auschwitz và công bố với cả thế giới về tội ác tày trời của phát xít Đức.Khoảng 60 triệu Reichmark (khoảng 195 triệu USD ngày nay) là tài sản của Đức quốc xã do lao động nô lệ tại Auschwitz sản xuất.Trong tổng số 7.000 nhân viên phát xít Đức làm việc tại Auschwitz, chỉ có khoảng 750 người bị trừng phạt vì tội ác đã gây ra trong Chiến tranh thế giới 2.
Trại tử thần Auschwitz của phát xít Đức được đánh giá là một trong những "địa ngục trần gian" hồi Chiến tranh thế giới 2. Số người chết ở trại hủy diệt này còn lớn hơn tổng số lính Anh và Mỹ tử trận trong Chiến tranh thế giới 2.
Tại trại tập trung Auschwitz, một lính canh SS đã yêu nữ tù nhân Do Thái và nhiều lần cứu sống người trong mộng thoát khỏi kiếp nạn bị hành hình. Khi bị đem ra xét xử sau khi chiến tranh kết thúc, nữ tù nhân trên đã ra làm chứng cho sĩ quan SS trên.
Otto Frank - cha của Anne Frank (nữ tác giả cuốn nhật ký nổi tiếng thế giới) - đã sống sót sau thời gian bị giam giữ tại trại Auschwitz và qua đời năm 1980 vì ung thư phổi.
Khi phát xít Đức thực hiện kế hoạch diệt chủng kinh hoàng, một phụ nữ Do Thái đã tố cao hơn 3.000 người khác trong cộng đồng mình cho Gestapo - cơ quan mật vụ phát xít Đức để gia đình mình thoát chết. Ngay cả sau khi Đức quốc xã đưa cha mẹ và chồng của cô đến trại Auschwitz năm 1943 thì người phụ nữ này vẫn làm việc cho Gestapo đến năm 1945.
Võ sĩ quyền Anh người Hy Lạp Salamo Arouch bị giam cầm tại trại tập trung Auschwitz. Salamo bị buộc phải so tài với các tù nhân khác trong các trận đấu boxing. Tù nhân nào thua cuộc sẽ bị đưa đến các phòng hơi ngạt hay bị xử bắn. Võ sĩ quyền anh Salamo đã sống sót sau hơn 2 năm bị giam cầm và trải qua 200 trận đấu trước khi trại tập trung Auschwitz được giải phóng.
Binh sĩ Ba Lan Witold Pilecki đã cố tình để bị bắt vào trại Auschwitz để thu thập thông tin. Sau đó, Witold Pilecki đã đào thoát khỏi trại Auschwitz và công bố với cả thế giới về tội ác tày trời của phát xít Đức.
Khoảng 60 triệu Reichmark (khoảng 195 triệu USD ngày nay) là tài sản của Đức quốc xã do lao động nô lệ tại Auschwitz sản xuất.
Trong tổng số 7.000 nhân viên phát xít Đức làm việc tại Auschwitz, chỉ có khoảng 750 người bị trừng phạt vì tội ác đã gây ra trong Chiến tranh thế giới 2.