Tháng 7/2009, dân xã Hương Bình, huyện Hương Khê xôn xao chuyện ông Nguyễn Hữu Tùng bắt được con “rùa thần” có “chữ Hán” trên mai. Ông Tùng kể, ông và con trai trên đường từ bệnh viện về thì bắt được con rùa này ở giữa đường làng, cách cửa đền Phúc Ấm chừng 300m. Mang về nhà rửa sạch thì thấy hình thể, màu sắc con rùa khác với rùa thường, đặc biệt là trên mai có những hoa văn giống chữ Hán. Trong mấy tháng sau đó, tin đồn về “rùa thần” lan rộng, hàng nghìn lượt người đã kéo đến nhà ông Tùng để xem “rùa thần”. Tuy vậy, các chuyên gia khẳng định, “rùa thần” hay “rùa lạ” trên là một cá thể thuộc loài rùa sa nhân điển hình, sinh sống tại nhiều vùng núi ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Sau vụ rùa thần Hà Tĩnh, đến lượt người dân xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An “sôi sục” về việc hai “cụ” rùa màu đen, mỗi “cụ” nặng khoảng 15 kg xuất hiện tại ngôi chùa cổ Đại Tuệ, trên ngọn núi Đại Huệ. Theo lời kể của ông Bình, người giữ chùa thì “Tôi đang quét dọn thì bỗng phát hiện hai cụ rùa ẩn sau Chùa Đại Tuệ. Hai cụ nằm im lặng, không nhúc nhích. Tôi đã thắp hương cầu khấn, xin được bế hai cụ vào trong chùa cho nghỉ…”. Sự có mặt của hai "cụ" rùa được người dân địa phương coi là điềm linh. Rất nhiều người đã đến chiêm bái hai “cụ”. Có người còn ôm hôn “cụ” rùa thắm thiết. Dựa trên các hình ảnh được ghi nhận, hai “cụ” rùa lạ này được xác định thuộc về loài rùa răng, loài rùa lớn phân bố ở miền Nam Việt Nam. Từ miền Trung, “hội chứng Rùa thần" lan ra cả miền Bắc. Lần này là “rùa thần” cõng Phật bà quan âm được phát hiện ở thôn Thuý Lâm, xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Chủ nhân của “rùa thần" - ông Nguyễn Văn Đích cho biết, vợ ông đã bắt được rùa tại cánh đồng làng. Khi mang về nhà, rửa sạch mai rùa thì phát hiện hình thù kỳ lạ giống Phật Bà Quan Âm (!?). Suốt một tuần sau đó, từ sáng sớm đến đêm khuya, mỗi ngày có hàng trăm khách thập phương tấp nập kéo đến nhà ông Nguyễn Văn Đích để chiêm ngưỡng rùa có hình thù hoa văn giống Phật Bà Quan Âm. Xuất hiện tin đồn “rùa phát quang” khiến nhiều người thức trọn đêm hy vọng được chứng kiến. Đặc điểm thể hiện qua hình ảnh chụp “rùa thần” cho thấy đây là một cá thể thuộc loài rùa tai đỏ, một loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm ở Việt Nam, được bán với giá rẻ ở các hàng cá cảnh. Khi “rùa thần” hết “mốt” thì “rắn thần” lại nổi lên. Từ tháng 4/2012, người dân ở thôn Tân Quang (Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã không ngớt bàn tán về việc xuất hiện con rắn đẻ trứng tại một nhà dân. Tin đồn về “rắn thần” lan xa với nhiều chi tiết thêm thắt mang màu sắc huyền bí. Theo đó, một phụ nữ đã phát hiện thấy một con rắn giống rắn nước đang quấn vào cổ xe máy, phần đuôi cuộn tròn giữ chặt lấy bọc trứng. Dân làng tin vào “rắn thần” đến mức đã xây cả một ngôi miếu để thờ và đưa “ngài rắn” vào ở, cử người chăm sóc, bảo vệ “ngài“ và đóng hòm công đức để thu tiền của khách thập phương. Tuy nhiên, những người có am hiểu về rắn đều cho rằng đây chỉ là một con rắn nước thông thường, vốn đầy rẫy ở các bờ ao, thửa ruộng… Tại Sơn La từ đầu năm 2012 đã xuất hiện tin đồn về “rắn thần” xuất hiện tại nhà vợ chồng anh Đinh Văn Hùng và Phạm Thị Lý ở xã Tông Lệnh, Thuận Châu với không ít câu chuyện mang hình bóng liêu trai chí dị rằng, rắn là hiện thân của thánh thần. Theo lời anh Hùng, một con rắn bò về nhà anh và nằm chắn giữa lối đi. Vợ chồng anh thắp 3 nén hương khấn thì rắn bò vào nhà cuộn tròn nằm một chỗ. Hai vợ chồng bàn nhau thả rắn đi nhưng mấy lần rắn vẫn mò được về nhà. Thấy sự lạ, anh Hùng mới xây một cái miếu cạnh nhà cho rắn ở. Tin đồn lan xa nên hàng nghìn người kéo đến chiêm bái “rắn thần”. Các nhà khoa học giải thích chú “rắn thần” này thực chất chỉ là rắn hổ mang chúa bình thường, vì đã quen với lãnh thổ sinh sống của mình nên vẫn tìm cách trở về nơi ở cũ dù đã bị đuổi đi. Ảnh: Internet.
Tháng 7/2009, dân xã Hương Bình, huyện Hương Khê xôn xao chuyện ông Nguyễn Hữu Tùng bắt được con “rùa thần” có “chữ Hán” trên mai. Ông Tùng kể, ông và con trai trên đường từ bệnh viện về thì bắt được con rùa này ở giữa đường làng, cách cửa đền Phúc Ấm chừng 300m.
Mang về nhà rửa sạch thì thấy hình thể, màu sắc con rùa khác với rùa thường, đặc biệt là trên mai có những hoa văn giống chữ Hán. Trong mấy tháng sau đó, tin đồn về “rùa thần” lan rộng, hàng nghìn lượt người đã kéo đến nhà ông Tùng để xem “rùa thần”.
Tuy vậy, các chuyên gia khẳng định, “rùa thần” hay “rùa lạ” trên là một cá thể thuộc loài rùa sa nhân điển hình, sinh sống tại nhiều vùng núi ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
Sau vụ rùa thần Hà Tĩnh, đến lượt người dân xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An “sôi sục” về việc hai “cụ” rùa màu đen, mỗi “cụ” nặng khoảng 15 kg xuất hiện tại ngôi chùa cổ Đại Tuệ, trên ngọn núi Đại Huệ.
Theo lời kể của ông Bình, người giữ chùa thì “Tôi đang quét dọn thì bỗng phát hiện hai cụ rùa ẩn sau Chùa Đại Tuệ. Hai cụ nằm im lặng, không nhúc nhích. Tôi đã thắp hương cầu khấn, xin được bế hai cụ vào trong chùa cho nghỉ…”. Sự có mặt của hai "cụ" rùa được người dân địa phương coi là điềm linh. Rất nhiều người đã đến chiêm bái hai “cụ”. Có người còn ôm hôn “cụ” rùa thắm thiết.
Dựa trên các hình ảnh được ghi nhận, hai “cụ” rùa lạ này được xác định thuộc về loài rùa răng, loài rùa lớn phân bố ở miền Nam Việt Nam.
Từ miền Trung, “hội chứng Rùa thần" lan ra cả miền Bắc. Lần này là “rùa thần” cõng Phật bà quan âm được phát hiện ở thôn Thuý Lâm, xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Chủ nhân của “rùa thần" - ông Nguyễn Văn Đích cho biết, vợ ông đã bắt được rùa tại cánh đồng làng. Khi mang về nhà, rửa sạch mai rùa thì phát hiện hình thù kỳ lạ giống Phật Bà Quan Âm (!?).
Suốt một tuần sau đó, từ sáng sớm đến đêm khuya, mỗi ngày có hàng trăm khách thập phương tấp nập kéo đến nhà ông Nguyễn Văn Đích để chiêm ngưỡng rùa có hình thù hoa văn giống Phật Bà Quan Âm. Xuất hiện tin đồn “rùa phát quang” khiến nhiều người thức trọn đêm hy vọng được chứng kiến.
Đặc điểm thể hiện qua hình ảnh chụp “rùa thần” cho thấy đây là một cá thể thuộc loài rùa tai đỏ, một loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm ở Việt Nam, được bán với giá rẻ ở các hàng cá cảnh.
Khi “rùa thần” hết “mốt” thì “rắn thần” lại nổi lên. Từ tháng 4/2012, người dân ở thôn Tân Quang (Tùng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) đã không ngớt bàn tán về việc xuất hiện con rắn đẻ trứng tại một nhà dân. Tin đồn về “rắn thần” lan xa với nhiều chi tiết thêm thắt mang màu sắc huyền bí.
Theo đó, một phụ nữ đã phát hiện thấy một con rắn giống rắn nước đang quấn vào cổ xe máy, phần đuôi cuộn tròn giữ chặt lấy bọc trứng. Dân làng tin vào “rắn thần” đến mức đã xây cả một ngôi miếu để thờ và đưa “ngài rắn” vào ở, cử người chăm sóc, bảo vệ “ngài“ và đóng hòm công đức để thu tiền của khách thập phương.
Tuy nhiên, những người có am hiểu về rắn đều cho rằng đây chỉ là một con rắn nước thông thường, vốn đầy rẫy ở các bờ ao, thửa ruộng…
Tại Sơn La từ đầu năm 2012 đã xuất hiện tin đồn về “rắn thần” xuất hiện tại nhà vợ chồng anh Đinh Văn Hùng và Phạm Thị Lý ở xã Tông Lệnh, Thuận Châu với không ít câu chuyện mang hình bóng liêu trai chí dị rằng, rắn là hiện thân của thánh thần.
Theo lời anh Hùng, một con rắn bò về nhà anh và nằm chắn giữa lối đi. Vợ chồng anh thắp 3 nén hương khấn thì rắn bò vào nhà cuộn tròn nằm một chỗ. Hai vợ chồng bàn nhau thả rắn đi nhưng mấy lần rắn vẫn mò được về nhà. Thấy sự lạ, anh Hùng mới xây một cái miếu cạnh nhà cho rắn ở. Tin đồn lan xa nên hàng nghìn người kéo đến chiêm bái “rắn thần”.
Các nhà khoa học giải thích chú “rắn thần” này thực chất chỉ là rắn hổ mang chúa bình thường, vì đã quen với lãnh thổ sinh sống của mình nên vẫn tìm cách trở về nơi ở cũ dù đã bị đuổi đi. Ảnh: Internet.