Tượng Nhân sư ở Giza, Ai Cập là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới ẩn chứa nhiều bí mật thú vị. Bức tượng đầu người mình sư tử này bảo vệ mặt trước của kim tự tháp Khafre.Được khắc từ một gò đá tự nhiên, tượng Nhân sư là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm công trình nổi tiếng này được người Ai Cập tạo ra.Thêm nữa, không ai biết tượng Nhân sư được xây dựng với mục đích gì. Một quan điểm cho rằng, người Ai Cập thời cổ đại xây dựng công trình này để bảo vệ cao nguyên Giza.Thế nhưng, một quan điểm khác suy đoán tượng Nhân sư chính là chân dung của pharaoh Khafre nổi tiếng Ai Cập.Trải qua nhiều thế kỷ, tượng Nhân sư ở Ai Cập bị mất chiếc mũi và chưa tìm ra nguyên nhân. Ngay cả phần râu của bức tượng cũng bị rơi ra và hiện được trưng bày tại bảo tàng Anh. Do đó, biểu tượng nổi tiếng Ai Cập này không còn nguyên vẹn như ban đầu.Tượng David được đánh giá là một kiệt tác để đời của Michelangelo. Hiện bức tượng được trưng bày trong bảo tàng nghệ thuật Galleria dell'Accademia.Theo đánh giá của các chuyên gia, Michelangelo tạc bức tượng David theo phong cách Hy Lạp cổ điển. Vẻ đẹp hoàn hảo của bức tượng khiến nó trở thành biểu tượng mẫu mực của nghệ thuật Italy trong thời kỳ Phục hưng.Với chiều cao 4,34m, tượng David khắc họa một cách tỉ mỉ các đường nét cơ thể của người anh hùng David với những điểm nhấn tinh tế ở phần xương chậu, ngực, cơ bụng và hông.Khi chiêm ngưỡng và nghiên cứu tỉ mỉ về bức tượng khỏa thân này, nhiều người nhận thấy bộ phận sinh dục của tác phẩm nghệ thuật này nhỏ hơn bình thường. Từ đây, một số người hoài nghi liệu đó có phải lỗi của Michelangelo.Tuy nhiên, các chuyên gia lý giải đây là điều mà Michelangelo cố tình làm. Nguyên do là bởi vào thời điểm ông tạo ra bức tượng David, ông tạc nó theo phong cách Hy Lạp cổ điển. Đối với phong cách này, cơ bắp quan trọng hơn bộ phận nhạy cảm kia. Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Tượng Nhân sư ở Giza, Ai Cập là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới ẩn chứa nhiều bí mật thú vị. Bức tượng đầu người mình sư tử này bảo vệ mặt trước của kim tự tháp Khafre.
Được khắc từ một gò đá tự nhiên, tượng Nhân sư là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm công trình nổi tiếng này được người Ai Cập tạo ra.
Thêm nữa, không ai biết tượng Nhân sư được xây dựng với mục đích gì. Một quan điểm cho rằng, người Ai Cập thời cổ đại xây dựng công trình này để bảo vệ cao nguyên Giza.
Thế nhưng, một quan điểm khác suy đoán tượng Nhân sư chính là chân dung của pharaoh Khafre nổi tiếng Ai Cập.
Trải qua nhiều thế kỷ, tượng Nhân sư ở Ai Cập bị mất chiếc mũi và chưa tìm ra nguyên nhân. Ngay cả phần râu của bức tượng cũng bị rơi ra và hiện được trưng bày tại bảo tàng Anh. Do đó, biểu tượng nổi tiếng Ai Cập này không còn nguyên vẹn như ban đầu.
Tượng David được đánh giá là một kiệt tác để đời của Michelangelo. Hiện bức tượng được trưng bày trong bảo tàng nghệ thuật Galleria dell'Accademia.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Michelangelo tạc bức tượng David theo phong cách Hy Lạp cổ điển. Vẻ đẹp hoàn hảo của bức tượng khiến nó trở thành biểu tượng mẫu mực của nghệ thuật Italy trong thời kỳ Phục hưng.
Với chiều cao 4,34m, tượng David khắc họa một cách tỉ mỉ các đường nét cơ thể của người anh hùng David với những điểm nhấn tinh tế ở phần xương chậu, ngực, cơ bụng và hông.
Khi chiêm ngưỡng và nghiên cứu tỉ mỉ về bức tượng khỏa thân này, nhiều người nhận thấy bộ phận sinh dục của tác phẩm nghệ thuật này nhỏ hơn bình thường. Từ đây, một số người hoài nghi liệu đó có phải lỗi của Michelangelo.
Tuy nhiên, các chuyên gia lý giải đây là điều mà Michelangelo cố tình làm. Nguyên do là bởi vào thời điểm ông tạo ra bức tượng David, ông tạc nó theo phong cách Hy Lạp cổ điển. Đối với phong cách này, cơ bắp quan trọng hơn bộ phận nhạy cảm kia.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.