1. Thung lũng Indus hay còn gọi nền văn minh Harappan đã phát triển hết sức rực rỡ từ năm 3.300 TCN - 1.300 TCN, là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất.
Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nền văn minh này biến mất. Một số đưa ra giả thuyết rằng nền văn minh Thung lũng Indus bị "xóa sổ" do biến đổi khí hậu hay bị người Aryan xâm chiếm năm 1.500 TCN. 2. Bí ẩn xác ướp Tarim. Các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 100 xác ướp còn gần như khá nguyên vẹn ở lưu vực hồ Tarim trên Con đường tơ lụa. Điều kỳ lạ là các xác ướp này có nhiều đặc điểm nhận dạng giống với người châu Âu như cơ thể cao lớn, mũi cao, da trắng, mái tóc có màu nâu hoặc đỏ, dài, xoăn hay được tết rất lạ.
Sau khi nghiên cứu, nhà di truyền học Jin Li cho biết một số xác ướp Tarim lâu đời nhất có dấu hiệu di truyền của người Đông Á và thậm chí là người Nam Á. Tuy nhiên, chuyên gia Victor Mair lại đưa ra nhận định rằng, những xác ướp trên rất có thể là thổ dân Tocharian di chuyển từ phía Tây qua Trung Á và dừng chân tại Tân Cương. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải thích thỏa đáng về hàng trăm xác ướp Tarim. 3. Bản thảo Voynich gồm 250 trang bằng da thuộc là một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất thế giới. Một đại lý sách cũ đã phát hiện ra bản thảo Voynich năm 1912. Những trang sách này được viết bằng thứ ngôn ngữ mà các chuyên gia chưa từng biết đến cộng thêm những hình ảnh minh họa kỳ lạ.
Do mất nhiều năm mà vẫn chưa giải mã được bản thảo trên nên một số người cho rằng đây chỉ là một trò bịp bợm, không ai hiểu.
Giáo sư Stephen Bax đang giảng dạy bộ môn Ngôn ngữ học ứng dụng tại trường Đại học Bedfordshire nước Anh đã công bố kết quả nghiên cứu khám phá được 14 ký tự trong bộ chữ cái được dùng để viết nên bản thảo Voynich. Kết quả nghiên cứu này đã tạo ra bước đột phá mới trong việc giải mã bí ẩn đánh đố nhân loại này. 4. Bí ẩn hơn 3.000 tảng đá đứng hay còn gọi cự thạch ở ngôi làng Carnac, Tây Bắc nước Pháp. Hàng ngàn cự thạch này được sắp xếp thành 13 hàng ngay ngắn, trải dài trên 12 km.
Những tảng đá đứng trên được xây dựng trong thời kì đồ đá mới kéo dài từ năm 4.500 TCN - 2.000 TCN. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải về việc tại sao những tảng đá đứng trên lại được dựng nên. Theo truyền thuyết, mỗi cự thạch đại diện cho một người lính trong đội quân La Mã mà thánh Kitô giáo đã biến họ thành đá trong cuộc diễu binh ở Carnac.
Người ta cũng đã đưa ra một số giả thuyết khác để giải thích bí ẩn trên đó là những cự thạch được dựng lên để xác định các tuyến đường của một cuộc rước thần thánh linh thiêng hay để quan sát Mặt trời, Mặt trăng và các thiên thể khác.
1. Thung lũng Indus hay còn gọi nền văn minh Harappan đã phát triển hết sức rực rỡ từ năm 3.300 TCN - 1.300 TCN, là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất.
Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nền văn minh này biến mất. Một số đưa ra giả thuyết rằng nền văn minh Thung lũng Indus bị "xóa sổ" do biến đổi khí hậu hay bị người Aryan xâm chiếm năm 1.500 TCN.
2. Bí ẩn xác ướp Tarim. Các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 100 xác ướp còn gần như khá nguyên vẹn ở lưu vực hồ Tarim trên Con đường tơ lụa. Điều kỳ lạ là các xác ướp này có nhiều đặc điểm nhận dạng giống với người châu Âu như cơ thể cao lớn, mũi cao, da trắng, mái tóc có màu nâu hoặc đỏ, dài, xoăn hay được tết rất lạ.
Sau khi nghiên cứu, nhà di truyền học Jin Li cho biết một số xác ướp Tarim lâu đời nhất có dấu hiệu di truyền của người Đông Á và thậm chí là người Nam Á.
Tuy nhiên, chuyên gia Victor Mair lại đưa ra nhận định rằng, những xác ướp trên rất có thể là thổ dân Tocharian di chuyển từ phía Tây qua Trung Á và dừng chân tại Tân Cương. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải thích thỏa đáng về hàng trăm xác ướp Tarim.
3. Bản thảo Voynich gồm 250 trang bằng da thuộc là một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất thế giới. Một đại lý sách cũ đã phát hiện ra bản thảo Voynich năm 1912. Những trang sách này được viết bằng thứ ngôn ngữ mà các chuyên gia chưa từng biết đến cộng thêm những hình ảnh minh họa kỳ lạ.
Do mất nhiều năm mà vẫn chưa giải mã được bản thảo trên nên một số người cho rằng đây chỉ là một trò bịp bợm, không ai hiểu.
Giáo sư Stephen Bax đang giảng dạy bộ môn Ngôn ngữ học ứng dụng tại trường Đại học Bedfordshire nước Anh đã công bố kết quả nghiên cứu khám phá được 14 ký tự trong bộ chữ cái được dùng để viết nên bản thảo Voynich. Kết quả nghiên cứu này đã tạo ra bước đột phá mới trong việc giải mã bí ẩn đánh đố nhân loại này.
4. Bí ẩn hơn 3.000 tảng đá đứng hay còn gọi cự thạch ở ngôi làng Carnac, Tây Bắc nước Pháp. Hàng ngàn cự thạch này được sắp xếp thành 13 hàng ngay ngắn, trải dài trên 12 km.
Những tảng đá đứng trên được xây dựng trong thời kì đồ đá mới kéo dài từ năm 4.500 TCN - 2.000 TCN. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải về việc tại sao những tảng đá đứng trên lại được dựng nên.
Theo truyền thuyết, mỗi cự thạch đại diện cho một người lính trong đội quân La Mã mà thánh Kitô giáo đã biến họ thành đá trong cuộc diễu binh ở Carnac.
Người ta cũng đã đưa ra một số giả thuyết khác để giải thích bí ẩn trên đó là những cự thạch được dựng lên để xác định các tuyến đường của một cuộc rước thần thánh linh thiêng hay để quan sát Mặt trời, Mặt trăng và các thiên thể khác.