Tọa lạc ở ngoại ô thành phố Kutná Hora của Cộng hòa Séc, nhìn từ phía ngoài, Sedlec Ossuary không có gì đặc biệt. Đó chỉ là một nhà thờ nhỏ có từ thời Trung cổ, được xây theo kiểu kiến trúc Gothic thông thường.
Nhưng bên trong công trình này là một cảnh tượng ghê rợn, độc nhất vô nhị trên thế giới: hàng vạn bộ xương người được sử dụng để trang trí cho nội thất nhà thờ Sedlec Ossuary. Theo ước tính, có khoảng 40.000 – 70.000 bộ hài cốt tại nhà thờ . Điều này khiến Sedlec Ossuary được mệnh danh là “nhà thờ xương người”.“Tác phẩm” nổi bật tại đây là một chùm đèn rất lớn và cầu kỳ làm bằng bằng xương, nằm chính giữa nhà thờ. Chiếc đèn được tạo tác bằng mọi loại xương trên cơ thể con người.
Chiếc huy hiệu của gia tộc Schwarzenberg – nhà tài trợ cho việc trang hoàng nhà thờ - cũng làm bằng xương và tinh xảo không kém chiếc đèn chùm. Vương miện trên gia huy của gia tộc Schwarzenberg. Có 4 đống xương khổng lồ hình dạng như cái chuông ở mỗi góc của nhà thờ. Cột, kèo, vòm… cũng được chế tác từ các loại xương người khác nhau.Vô số họa tiết trang trí làm từ xương người. Những chiếc đầu lâu gây ấn tượng mạnh nhất trong tất cả các loại xương được sử dụng. Chữ ký của Frantisek Rint - nghệ sĩ thực hiện “siêu phẩm” ở nhà thờ Sedlec Ossuary.Lịch sử nhà thờ xương người Sedlec Ossuary bắt đầu năm 1278, khi vua Bohemia (nay là Cộng hòa Czech) phái trưởng tu viện Sedlec đến thánh địa Jerusalem. Khi trở về, vị trưởng tu viện đã mang theo một bình đựng sỏi lấy từ Golgotha, được gọi là “sỏi thánh”. Từ đó trở đi, nhiều người trên khắp vùng đất này mong muốn được chôn cất ở tu viện Sedlec. Đến thế kỷ 14, nạn dịch hạch và chiến tranh tôn giáo làm số người chết tăng đột biến, khiến nghĩa trang tu viện bị quá tải. Khoảng năm 1400, để giải quyết tình trạng trên, một nhà thờ theo kiểu kiến trúc Gothic được xây kề bên nghĩa trang và tầng hầm của nhà thờ mới được dùng để chứa hài cốt. Đó chính là nhà thờ Sedlec Ossuary hiện tại.
Đến năm 1870, một thợ chạm khắc gỗ tên Frantisek Rint đã được gia tộc Schwarzenberg phái đến để bài trí lại các bộ xương.
Cuối cùng, Rint đã tạo ra một tác phẩm khiến hậu thế vừa rợn tóc gáy, vừa phải nể phục.
Có khá nhiều lời đồn đại ghê rợn về nhà thờ này, như chuyện những chiếc đầu lâu bay trên nóc nhà. Nhưng càng rùng rợn thì nhà thờ xương người Sedlec Ossuary càng hấp dẫn các du khách ưa khám phá. Ảnh: Internet.
Tọa lạc ở ngoại ô thành phố Kutná Hora của Cộng hòa Séc, nhìn từ phía ngoài, Sedlec Ossuary không có gì đặc biệt. Đó chỉ là một nhà thờ nhỏ có từ thời Trung cổ, được xây theo kiểu kiến trúc Gothic thông thường.
Nhưng bên trong công trình này là một cảnh tượng ghê rợn, độc nhất vô nhị trên thế giới: hàng vạn bộ xương người được sử dụng để trang trí cho nội thất nhà thờ Sedlec Ossuary.
Theo ước tính, có khoảng 40.000 – 70.000 bộ hài cốt tại nhà thờ . Điều này khiến Sedlec Ossuary được mệnh danh là “nhà thờ xương người”.
“Tác phẩm” nổi bật tại đây là một chùm đèn rất lớn và cầu kỳ làm bằng bằng xương, nằm chính giữa nhà thờ.
Chiếc đèn được tạo tác bằng mọi loại xương trên cơ thể con người.
Chiếc huy hiệu của gia tộc Schwarzenberg – nhà tài trợ cho việc trang hoàng nhà thờ - cũng làm bằng xương và tinh xảo không kém chiếc đèn chùm.
Vương miện trên gia huy của gia tộc Schwarzenberg.
Có 4 đống xương khổng lồ hình dạng như cái chuông ở mỗi góc của nhà thờ.
Cột, kèo, vòm… cũng được chế tác từ các loại xương người khác nhau.
Vô số họa tiết trang trí làm từ xương người.
Những chiếc đầu lâu gây ấn tượng mạnh nhất trong tất cả các loại xương được sử dụng.
Chữ ký của Frantisek Rint - nghệ sĩ thực hiện “siêu phẩm” ở nhà thờ Sedlec Ossuary.
Lịch sử nhà thờ xương người Sedlec Ossuary bắt đầu năm 1278, khi vua Bohemia (nay là Cộng hòa Czech) phái trưởng tu viện Sedlec đến thánh địa Jerusalem.
Khi trở về, vị trưởng tu viện đã mang theo một bình đựng sỏi lấy từ Golgotha, được gọi là “sỏi thánh”. Từ đó trở đi, nhiều người trên khắp vùng đất này mong muốn được chôn cất ở tu viện Sedlec.
Đến thế kỷ 14, nạn dịch hạch và chiến tranh tôn giáo làm số người chết tăng đột biến, khiến nghĩa trang tu viện bị quá tải.
Khoảng năm 1400, để giải quyết tình trạng trên, một nhà thờ theo kiểu kiến trúc Gothic được xây kề bên nghĩa trang và tầng hầm của nhà thờ mới được dùng để chứa hài cốt. Đó chính là nhà thờ Sedlec Ossuary hiện tại.
Đến năm 1870, một thợ chạm khắc gỗ tên Frantisek Rint đã được gia tộc Schwarzenberg phái đến để bài trí lại các bộ xương.
Cuối cùng, Rint đã tạo ra một tác phẩm khiến hậu thế vừa rợn tóc gáy, vừa phải nể phục.
Có khá nhiều lời đồn đại ghê rợn về nhà thờ này, như chuyện những chiếc đầu lâu bay trên nóc nhà.
Nhưng càng rùng rợn thì nhà thờ xương người Sedlec Ossuary càng hấp dẫn các du khách ưa khám phá. Ảnh: Internet.