Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là nơi ở của nhiều hoàng đế và hậu cung trong suốt hàng trăm năm. Ngày nay, cung điện xa hoa, lộng lẫy này là một trong những địa điểm du lịch hút khách nhất ở Bắc Kinh, Trung Quốc.Bên cạnh những giá trị văn hóa - lịch sử, Cố Cung còn được biết đến là một trong những nơi nhiều "ma" nhất thế giới. Những "hồn ma" trú ngụ tại Tử Cấm Thành được cho là những người bỏ mạng tại đây từ hàng trăm năm trước."Linh hồn" của những phi tần, cung nữ, thái giám... không siêu thoát là bởi qua đời với những nguyên nhân, hoàn cảnh rùng rợn.Theo đó, những "hồn ma" này trú ngụ bên trong Tử Cấm Thành suốt nhiều năm và gây ra những sự việc, hiện tượng ma quái, kỳ bí khó lý giải.Trong Tử Cấm Thành, nơi bị coi "ma ám" khá nặng là giếng Trân phi. Tương truyền, chiếc giếng này chính là nơi Từ Hi Thái hậu bức tử Trân phi - phi tần được hoàng đế Hàm Phong hết mực sủng ái.Sở dĩ Trân phi bị hại chết là vì phi tần này là "cái gai trong mắt" Từ Hi Thái hậu. Sủng phi của hoàng đế Hàm Phong nhiều lần có thái độ và hành động chống đối Từ Hy Thái Hậu khiến bà tức giận. Vì không vừa mắt người con dâu này, Từ Hi Thái hậu lên kế hoạch hại chết Trân phi.Vào năm 1900, liên quân 8 nước đánh vào Bắc Kinh. Lúc ấy, hoàng đế Quang Tự không ở kinh thành. Trước khi rời khỏi Tử Cấm Thành để đi lánh nạn, Từ Hi Thái hậu cho người đẩy Trân phi xuống dưới giếng.Theo đó, sủng phi của hoàng đế Quang Tự tử vong. Phải đến một năm sau, thi hài của vị phi tần này mới được đưa lên khỏi giếng. Kể từ đó, chiếc giếng được gọi là giếng Trân phi.Ngày nay, một số du khách khi đi ngang qua giếng Trân phi cảm thấy có một luồng khí lạnh tỏa ra khiến họ rùng mình, sợ hãi. Thậm chí, có nhân chứng kể rằng từng có một vài người làm nhiệm vụ trực tối ở Tử Cấm Thành nghe thấy tiếng phụ nữ khóc ai oán ở giếng Trân phi.Những câu chuyện này dù chưa được kiểm chứng nhưng vẫn khiến nhiều người sợ hãi không dám đến khu vực giếng Trân phi bên trong Tử Cấm Thành vì sợ "chạm mặt hồn ma". Mời độc giả xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Tử Cấm Thành hay còn gọi Cố Cung là nơi ở của nhiều hoàng đế và hậu cung trong suốt hàng trăm năm. Ngày nay, cung điện xa hoa, lộng lẫy này là một trong những địa điểm du lịch hút khách nhất ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Bên cạnh những giá trị văn hóa - lịch sử, Cố Cung còn được biết đến là một trong những nơi nhiều "ma" nhất thế giới. Những "hồn ma" trú ngụ tại Tử Cấm Thành được cho là những người bỏ mạng tại đây từ hàng trăm năm trước.
"Linh hồn" của những phi tần, cung nữ, thái giám... không siêu thoát là bởi qua đời với những nguyên nhân, hoàn cảnh rùng rợn.
Theo đó, những "hồn ma" này trú ngụ bên trong Tử Cấm Thành suốt nhiều năm và gây ra những sự việc, hiện tượng ma quái, kỳ bí khó lý giải.
Trong Tử Cấm Thành, nơi bị coi "ma ám" khá nặng là giếng Trân phi. Tương truyền, chiếc giếng này chính là nơi Từ Hi Thái hậu bức tử Trân phi - phi tần được hoàng đế Hàm Phong hết mực sủng ái.
Sở dĩ Trân phi bị hại chết là vì phi tần này là "cái gai trong mắt" Từ Hi Thái hậu. Sủng phi của hoàng đế Hàm Phong nhiều lần có thái độ và hành động chống đối Từ Hy Thái Hậu khiến bà tức giận. Vì không vừa mắt người con dâu này, Từ Hi Thái hậu lên kế hoạch hại chết Trân phi.
Vào năm 1900, liên quân 8 nước đánh vào Bắc Kinh. Lúc ấy, hoàng đế Quang Tự không ở kinh thành. Trước khi rời khỏi Tử Cấm Thành để đi lánh nạn, Từ Hi Thái hậu cho người đẩy Trân phi xuống dưới giếng.
Theo đó, sủng phi của hoàng đế Quang Tự tử vong. Phải đến một năm sau, thi hài của vị phi tần này mới được đưa lên khỏi giếng. Kể từ đó, chiếc giếng được gọi là giếng Trân phi.
Ngày nay, một số du khách khi đi ngang qua giếng Trân phi cảm thấy có một luồng khí lạnh tỏa ra khiến họ rùng mình, sợ hãi. Thậm chí, có nhân chứng kể rằng từng có một vài người làm nhiệm vụ trực tối ở Tử Cấm Thành nghe thấy tiếng phụ nữ khóc ai oán ở giếng Trân phi.
Những câu chuyện này dù chưa được kiểm chứng nhưng vẫn khiến nhiều người sợ hãi không dám đến khu vực giếng Trân phi bên trong Tử Cấm Thành vì sợ "chạm mặt hồn ma".
Mời độc giả xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV24.