1. Cuộc xâm lăng của các man tộc. Cuộc đấu tranh giữa người La Mã với các bộ tộc Germanic đã kéo dài hàng thế kỷ. Tới những năm 300, các tộc người ngoại lai đã tràn sâu vào trong biên giới của Tây La Mã, khiến đế chế này bị "bào mòn" dần dần. 2. Khủng hoảng kinh tế. Quá trình mở rộng lãnh thổ chững lại khiến nguồn cung ứng nô lệ suy giảm, đồng nghĩa với sản xuất đình đốn, cùng tình trạng ngân khố bị thâm hụt do chiến tranh liên miên đã đấy kinh tế của đế chế Tây La Mã vào tình thế không thể cứu vãn. 3. Sự lớn mạnh của Đông La Mã. Sau khi đế chế La Mã tách ra, nửa phía Tây đã mất đi nhiều nguồn tài nguyên ở phía Đông. Quan trọng hơn, sức mạnh của đế chế Đông La Mã đã khiến các cuộc xâm lược của man tộc dồn vào phía Tây. 4. Dồn quá nhiều nguồn lực vào quân sự. Tây La Mã đã tốn rất nhiều tiền của và nhân lực vào việc bảo vệ đường biên giới rộng lớn, khiến tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật chậm lại và các cơ sở hạ tầng dân dụng rơi vào tình trạng xuống cấp. 5. Bất ổn chính trị. Cuộc nội chiến dai dẳng đã đẩy đế chế Tây La Mã vào tình trạng hỗn loạn. Chỉ trong vòng 75 năm, đã có hơn 20 người lên ngôi hoàng đế, thường là sau khi sát hại người tiền nhiệm. Các công dân Tây La Mã không còn lòng tin vào chính quyền. 6. Cuộc di cư của các man tộc. Việc người Huns xâm chiếm châu Âu gây ra cuộc di cư ồ ạt vào Tây La Mã cuối thế kỷ IV. Cách đối xử tàn tệ của chính quyền với người nhập cư đã vô tình tạo ra kẻ thù bên trong. Các cuộc nổi dậy của người nhập cư đã mở đường cho sự xâm lược từ bên ngoài. 7. Sự lớn mạnh của Thiên Chúa giáo. Khi Thiên Chúa giáo thay thế Đa thần giáo La Mã với vai trò đức tin chính, Giáo hoàng và giáo hội trở thành một thế lực lớn, làm cho quyền lực của vua và quân đội suy yếu, và tinh thần công dân - cội nguồn sức mạnh La Mã - ngày càng phai nhạt. 8. Sử dụng các đội quân đánh thuê. Không còn khả năng tuyển đủ binh lính từ dân chúng, các hoàng đế Tây La Mã phải thuê các đội quân đánh thuê từ nước ngoài nhằm củng cố quân đội. Không có lòng trung thành và tinh thần chiến đầu, nhiều lính đánh thuê đã trở mặt khi Tây La Mã bị ngoại bang xâm lấn.Mời quý độc giả xem video: Bảo tàng Đức mất đồng xu lớn nhất thế giới | VTV.
1. Cuộc xâm lăng của các man tộc. Cuộc đấu tranh giữa người La Mã với các bộ tộc Germanic đã kéo dài hàng thế kỷ. Tới những năm 300, các tộc người ngoại lai đã tràn sâu vào trong biên giới của Tây La Mã, khiến đế chế này bị "bào mòn" dần dần.
2. Khủng hoảng kinh tế. Quá trình mở rộng lãnh thổ chững lại khiến nguồn cung ứng nô lệ suy giảm, đồng nghĩa với sản xuất đình đốn, cùng tình trạng ngân khố bị thâm hụt do chiến tranh liên miên đã đấy kinh tế của đế chế Tây La Mã vào tình thế không thể cứu vãn.
3. Sự lớn mạnh của Đông La Mã. Sau khi đế chế La Mã tách ra, nửa phía Tây đã mất đi nhiều nguồn tài nguyên ở phía Đông. Quan trọng hơn, sức mạnh của đế chế Đông La Mã đã khiến các cuộc xâm lược của man tộc dồn vào phía Tây.
4. Dồn quá nhiều nguồn lực vào quân sự. Tây La Mã đã tốn rất nhiều tiền của và nhân lực vào việc bảo vệ đường biên giới rộng lớn, khiến tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật chậm lại và các cơ sở hạ tầng dân dụng rơi vào tình trạng xuống cấp.
5. Bất ổn chính trị. Cuộc nội chiến dai dẳng đã đẩy đế chế Tây La Mã vào tình trạng hỗn loạn. Chỉ trong vòng 75 năm, đã có hơn 20 người lên ngôi hoàng đế, thường là sau khi sát hại người tiền nhiệm. Các công dân Tây La Mã không còn lòng tin vào chính quyền.
6. Cuộc di cư của các man tộc. Việc người Huns xâm chiếm châu Âu gây ra cuộc di cư ồ ạt vào Tây La Mã cuối thế kỷ IV. Cách đối xử tàn tệ của chính quyền với người nhập cư đã vô tình tạo ra kẻ thù bên trong. Các cuộc nổi dậy của người nhập cư đã mở đường cho sự xâm lược từ bên ngoài.
7. Sự lớn mạnh của Thiên Chúa giáo. Khi Thiên Chúa giáo thay thế Đa thần giáo La Mã với vai trò đức tin chính, Giáo hoàng và giáo hội trở thành một thế lực lớn, làm cho quyền lực của vua và quân đội suy yếu, và tinh thần công dân - cội nguồn sức mạnh La Mã - ngày càng phai nhạt.
8. Sử dụng các đội quân đánh thuê. Không còn khả năng tuyển đủ binh lính từ dân chúng, các hoàng đế Tây La Mã phải thuê các đội quân đánh thuê từ nước ngoài nhằm củng cố quân đội. Không có lòng trung thành và tinh thần chiến đầu, nhiều lính đánh thuê đã trở mặt khi Tây La Mã bị ngoại bang xâm lấn.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tàng Đức mất đồng xu lớn nhất thế giới | VTV.