Nhiếp ảnh gia của tạp chí Country Living ở London chụp được bức ảnh ma nổi tiếng thế giới với tên gọi "The Brown Lady". Bóng dáng của một người phụ nữ đứng ở cầu thang hiện ra trong bức ảnh chụp tại lâu đài Rayham ở Norfolk, Anh được xem là bức ảnh tốt nhất chụp được ma và cũng gây ra nhiều tranh cãi về tính xác thực của bức ảnh.Bức ảnh bóng ma ngồi trên ghế này được chụp ở thư viện Combermere Abbey năm 1891. Sybell Corbet đã chụp được hình ảnh bóng dáng lờ mờ của một người đàn ông ngồi ở ghế bành, với phần đầu và tay là hiện rõ nhất. Bóng ma trong bức ảnh được cho là Lord Combermere - chỉ huy kị binh của Anh - được chôn cách đó 4 dặm.Binh sĩ Victor Gaddad chụp được bức ảnh ma về người đồng đội là thợ máy Freddy Jackson (đứng hàng sau cùng, thứ 4 từ trái sang) - người đã chết 2 ngày trước đó khi làm việc ở tàu Hải quân Hoàng gia HMS Daedalus năm 1919. Tang lễ của Freddy Jackson diễn ra một ngày trước khi chụp bức ảnh này.Ralph Hardy đã chụp được bức ảnh ma chấn động thế giới năm 1966. Theo đó, Ralph Hardy vô tình chụp lại hình ảnh hồn ma trên cầu thang xoắn ốc Tulip tại căn nhà của Nữ hoàng ở Bảo tàng Quốc gia Hàng hải Greenwich (Anh).Khi đi thăm mộ mẹ vào năm 1959, bà Mabel Chinnery đã chụp bức ảnh một hồn ma phụ nữ ngồi ở ghế sau trong khi người chồng đang ngồi trong xe. Người phụ nữ bí ẩn ngồi ghế sau được bà Chinnery cùng người thân khẳng định là người mẹ đã qua đời của họ.Ảnh chụp hồn ma một phụ nữ ngồi trên mộ do nhiếp ảnh gia Mari Huff thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Ma chụp tại nghĩa trang Bachelor’s Grove ở Illinois, Mỹ ngày 10/8/1991.Bức ảnh ma do Reverend K. F. Lord chụp năm 1956 tại nhà thờ Newby ở Yorkshire, Anh gây tranh cãi vì tấm hình này nhìn quá rõ hồn ma. Gương mặt trùm vải niệm và cái cách “hồn ma” nhìn trực diện vào ống kính máy ảnh trông như thể một bức ảnh bị chụp “nháy” 2 lần. Tuy nhiên, các chuyên gia ảnh khẳng định không có sự can thiệp, chỉnh sửa.Năm 1982, nhiếp ảnh gia Chris Brackley đã chụp bức ảnh hồn ma một phụ nữ trên hành lang tầng 2 nhà thờ Thánh Botolph ở London, Anh. Theo ông Brackley, vào thời điểm chụp bức ảnh kỳ lạ trên, trong nhà thờ chỉ có ba người và không có ai lên hành lang tầng 2 đó.Robert A. Ferguson - tác giả nổi tiếng với các tác phẩm Psychic Telemetry: New Key to Health, Wealth, and Perfect Living có bài phát biểu tại Los Angeles, California, Mỹ ngày 16/11/1968. Trong bức ảnh chụp ông Ferguson khi đó người ta phát hiện hồn ma đứng bên cạnh tác giả này là Walter - anh trai của nhà văn chết năm 1944. Nhiều người cho rằng bức ảnh ma này là một trò lừa bịp. Tuy nhiên, bức ảnh được chụp khi ông Ferguson đang phát biểu nên giả thuyết tấm hình này bị chỉnh sửa bị bác bỏ.Ảnh ma chụp đứa trẻ ngồi trên mộ ở Queensland, Australia năm 1946. Bà Andrews đã chụp bức ảnh này khi đến thăm mộ con. Con gái của bà là Joyce đã chết trước đó 1 năm. Khi đó, con gái bà 17 tuổi. Bà Andrews cho hay không nhận ra đứa trẻ "ma" trong ảnh là ai nhưng dường như em bé này "nhận ra" bà.
Nhiếp ảnh gia của tạp chí Country Living ở London chụp được bức ảnh ma nổi tiếng thế giới với tên gọi "The Brown Lady". Bóng dáng của một người phụ nữ đứng ở cầu thang hiện ra trong bức ảnh chụp tại lâu đài Rayham ở Norfolk, Anh được xem là bức ảnh tốt nhất chụp được ma và cũng gây ra nhiều tranh cãi về tính xác thực của bức ảnh.
Bức ảnh bóng ma ngồi trên ghế này được chụp ở thư viện Combermere Abbey năm 1891. Sybell Corbet đã chụp được hình ảnh bóng dáng lờ mờ của một người đàn ông ngồi ở ghế bành, với phần đầu và tay là hiện rõ nhất. Bóng ma trong bức ảnh được cho là Lord Combermere - chỉ huy kị binh của Anh - được chôn cách đó 4 dặm.
Binh sĩ Victor Gaddad chụp được bức ảnh ma về người đồng đội là thợ máy Freddy Jackson (đứng hàng sau cùng, thứ 4 từ trái sang) - người đã chết 2 ngày trước đó khi làm việc ở tàu Hải quân Hoàng gia HMS Daedalus năm 1919. Tang lễ của Freddy Jackson diễn ra một ngày trước khi chụp bức ảnh này.
Ralph Hardy đã chụp được bức ảnh ma chấn động thế giới năm 1966. Theo đó, Ralph Hardy vô tình chụp lại hình ảnh hồn ma trên cầu thang xoắn ốc Tulip tại căn nhà của Nữ hoàng ở Bảo tàng Quốc gia Hàng hải Greenwich (Anh).
Khi đi thăm mộ mẹ vào năm 1959, bà Mabel Chinnery đã chụp bức ảnh một hồn ma phụ nữ ngồi ở ghế sau trong khi người chồng đang ngồi trong xe. Người phụ nữ bí ẩn ngồi ghế sau được bà Chinnery cùng người thân khẳng định là người mẹ đã qua đời của họ.
Ảnh chụp hồn ma một phụ nữ ngồi trên mộ do nhiếp ảnh gia Mari Huff thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Ma chụp tại nghĩa trang Bachelor’s Grove ở Illinois, Mỹ ngày 10/8/1991.
Bức ảnh ma do Reverend K. F. Lord chụp năm 1956 tại nhà thờ Newby ở Yorkshire, Anh gây tranh cãi vì tấm hình này nhìn quá rõ hồn ma. Gương mặt trùm vải niệm và cái cách “hồn ma” nhìn trực diện vào ống kính máy ảnh trông như thể một bức ảnh bị chụp “nháy” 2 lần. Tuy nhiên, các chuyên gia ảnh khẳng định không có sự can thiệp, chỉnh sửa.
Năm 1982, nhiếp ảnh gia Chris Brackley đã chụp bức ảnh hồn ma một phụ nữ trên hành lang tầng 2 nhà thờ Thánh Botolph ở London, Anh. Theo ông Brackley, vào thời điểm chụp bức ảnh kỳ lạ trên, trong nhà thờ chỉ có ba người và không có ai lên hành lang tầng 2 đó.
Robert A. Ferguson - tác giả nổi tiếng với các tác phẩm Psychic Telemetry: New Key to Health, Wealth, and Perfect Living có bài phát biểu tại Los Angeles, California, Mỹ ngày 16/11/1968. Trong bức ảnh chụp ông Ferguson khi đó người ta phát hiện hồn ma đứng bên cạnh tác giả này là Walter - anh trai của nhà văn chết năm 1944. Nhiều người cho rằng bức ảnh ma này là một trò lừa bịp. Tuy nhiên, bức ảnh được chụp khi ông Ferguson đang phát biểu nên giả thuyết tấm hình này bị chỉnh sửa bị bác bỏ.
Ảnh ma chụp đứa trẻ ngồi trên mộ ở Queensland, Australia năm 1946. Bà Andrews đã chụp bức ảnh này khi đến thăm mộ con. Con gái của bà là Joyce đã chết trước đó 1 năm. Khi đó, con gái bà 17 tuổi. Bà Andrews cho hay không nhận ra đứa trẻ "ma" trong ảnh là ai nhưng dường như em bé này "nhận ra" bà.