Từ 6 giờ sáng nay (22/2), các vị bô lão cùng dân làng đã có mặt tại đình làng Mỏ (Trấn Yến, Bắc Sơn, Lạng Sơn) trảy hội Ná Nhèm.Mở đầu lễ hội truyền thống này là màn múa của những người phụ nữ trong làng để xin rước Ngài từ hậu cung lên kiệu.Thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh) để cùng vui hội.Trong lễ hội, đặc biệt nhất là màn rước sinh thực khí (hay còn gọi là tàng thinh).Tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, nặng khoảng 80kg với hình dáng giống bộ phận sinh dục của nam giới.Kiệu rước tàng thinh được 8 trai tráng trong làng khiêng trên quãng đường rước dài chừng hơn 1km từ đình làng ra miếu Xa Vùn.Theo các cụ cao niên trong làng, lễ rước tàng thinh là nghi lễ phồn thực thể hiện sự sinh sôi, nảy nở.Trong lễ hội, các lễ vật cúng tế còn có ngô, lúa, dâu,… cầu cho cuộc sống đầy đủ, ấm no.Các diễn viên tham gia hội đều bôi mặt nhọ. Theo các cụ kể lại, việc này nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, và sẽ không còn con ma nào biết ai diễn lại hình dạng thất bại của họ để về mà bắt cũng như gieo dịch bệnh, tai họa.Màn múa kiếm, đao mô phỏng lại quá trình chống giặc ngoại xâm của nhân dân.Hai biểu tượng sinh thực khí nam và nữ được người dân rước kiệu làm lễ. Người dân nơi đây gọi sinh thực khí nữ là Mặt Nguyệt nên mô tả lại giống hình ảnh trăng. Chữ “Bình an” ở Mặt Nguyệt với ý nghĩa cầu mong cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở.Đây là sinh thực khí có kích thước "khủng" nhất Việt Nam.Nhiều người dân tỏ ra thích thú và hào hứng chụp lại hình ảnh sinh thực khí nam làm kỷ niệm.Thanh niên trai tráng rước sinh thực khí nam đến miếu Xa Vùn để làm lễ.Người dân và du khách thích thú trước hình ảnh sinh thực khí nam, nhiều người mong muốn sờ vào sinh thực khí để cầu may.Quang cảnh lễ rước từ miếu đình làng mõ sang đến miếu Xa Vùn.
Từ 6 giờ sáng nay (22/2), các vị bô lão cùng dân làng đã có mặt tại đình làng Mỏ (Trấn Yến, Bắc Sơn, Lạng Sơn) trảy hội Ná Nhèm.
Mở đầu lễ hội truyền thống này là màn múa của những người phụ nữ trong làng để xin rước Ngài từ hậu cung lên kiệu.
Thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh) để cùng vui hội.
Trong lễ hội, đặc biệt nhất là màn rước sinh thực khí (hay còn gọi là tàng thinh).
Tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, nặng khoảng 80kg với hình dáng giống bộ phận sinh dục của nam giới.
Kiệu rước tàng thinh được 8 trai tráng trong làng khiêng trên quãng đường rước dài chừng hơn 1km từ đình làng ra miếu Xa Vùn.
Theo các cụ cao niên trong làng, lễ rước tàng thinh là nghi lễ phồn thực thể hiện sự sinh sôi, nảy nở.
Trong lễ hội, các lễ vật cúng tế còn có ngô, lúa, dâu,… cầu cho cuộc sống đầy đủ, ấm no.
Các diễn viên tham gia hội đều bôi mặt nhọ. Theo các cụ kể lại, việc này nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, và sẽ không còn con ma nào biết ai diễn lại hình dạng thất bại của họ để về mà bắt cũng như gieo dịch bệnh, tai họa.
Màn múa kiếm, đao mô phỏng lại quá trình chống giặc ngoại xâm của nhân dân.
Hai biểu tượng sinh thực khí nam và nữ được người dân rước kiệu làm lễ. Người dân nơi đây gọi sinh thực khí nữ là Mặt Nguyệt nên mô tả lại giống hình ảnh trăng. Chữ “Bình an” ở Mặt Nguyệt với ý nghĩa cầu mong cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở.
Đây là sinh thực khí có kích thước "khủng" nhất Việt Nam.
Nhiều người dân tỏ ra thích thú và hào hứng chụp lại hình ảnh sinh thực khí nam làm kỷ niệm.
Thanh niên trai tráng rước sinh thực khí nam đến miếu Xa Vùn để làm lễ.
Người dân và du khách thích thú trước hình ảnh sinh thực khí nam, nhiều người mong muốn sờ vào sinh thực khí để cầu may.
Quang cảnh lễ rước từ miếu đình làng mõ sang đến miếu Xa Vùn.