Theo truyền thống lâu đời, lễ hội rước ông lợn ở La Phù là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và gọi ông là Thành Hoàng. Lễ hội nhằm ngày 13 tháng Giêng hằng năm.Năm nay, từ 10 xóm của làng La Phù, đã chọn ra được 17 “ông" lợn đạt tiêu chuẩn tham dự. Lợn trước khi tham dự lễ rước được đem đi thịt và làm thật sạch.Các "ông" lợn trong lễ hội rước ông lợn ở La Phù được làm sạch, trang trí tỉ mỉ, được người dân coi là vật thiêng mang tế Thành Hoàng.Đính hoa tai...Một ông lợn được trang trí tỉ mỉ, mang thần thái của vật thiêng...Đeo móng...Ông lợn sau khi trang trí được đặt uy nghi trên kiệu rước...Mỡ lá của con lợn được những người thợ tạo thành lớp áo trang trí...Không khí khẩn trương của từng người tham gia chuẩn bị đồ lễ khiến không khí lễ hội rước lợn trở nên thật sự náo nhiệt.Từ sáng cho tới chiều, các thanh niên trai tráng và bô lão trong xóm, tất cả cùng chung tay chuẩn bị. Trong ảnh là "ông" lợn và kiệu rước được chuẩn bị hoàn tất trước giờ làm lễ rước...Kiệu rước được chuẩn bị tươm tất...Theo thông lệ và quy định của tiền nhân, đúng 18h30 tất cả các xóm cùng nhau rước "ông" lợn ra khỏi nhà, hòa vào dòng hội náo nhiệt, hướng thẳng Đình thờ Thành Hoàng.Trong dòng người rước ông lợn còn có phường bát âm xướng nhạc hội. Theo cùng đoàn rước là đông đảo nhân dân mong ước đưa ông lợn lên tế Thành Hoàng cầu may mắn, an khang.Bàn thờ với đủ đồ thờ như cây đèn ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút.Đúng 20h30, các ông lợn mới được phép rước vào sân đình theo thứ tự đã định sẵn.Tiếp đó các ông lợn được rước vào bên trong chính điện, nơi tế Thành Hoàng làng. Sau đó lễ tế trang trọng, uy nghiêm được diễn ra. Sáng hôm sau, kết thúc việc tế lễ, dân làng lại lên xin lộc Thành Hoàng, mang ông lợn về nhà tán lộc, khi đó đông đảo nhân khai tiệc linh đình, vì thế mà lễ hội La Phù kéo dài náo nhiệt trong 2 ngày 13-14 tháng Giêng hàng năm.
Theo truyền thống lâu đời, lễ hội rước ông lợn ở La Phù là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và gọi ông là Thành Hoàng. Lễ hội nhằm ngày 13 tháng Giêng hằng năm.
Năm nay, từ 10 xóm của làng La Phù, đã chọn ra được 17 “ông" lợn đạt tiêu chuẩn tham dự. Lợn trước khi tham dự lễ rước được đem đi thịt và làm thật sạch.
Các "ông" lợn trong lễ hội rước ông lợn ở La Phù được làm sạch, trang trí tỉ mỉ, được người dân coi là vật thiêng mang tế Thành Hoàng.
Đính hoa tai...
Một ông lợn được trang trí tỉ mỉ, mang thần thái của vật thiêng...
Đeo móng...
Ông lợn sau khi trang trí được đặt uy nghi trên kiệu rước...
Mỡ lá của con lợn được những người thợ tạo thành lớp áo trang trí...
Không khí khẩn trương của từng người tham gia chuẩn bị đồ lễ khiến không khí lễ hội rước lợn trở nên thật sự náo nhiệt.
Từ sáng cho tới chiều, các thanh niên trai tráng và bô lão trong xóm, tất cả cùng chung tay chuẩn bị. Trong ảnh là "ông" lợn và kiệu rước được chuẩn bị hoàn tất trước giờ làm lễ rước...
Kiệu rước được chuẩn bị tươm tất...
Theo thông lệ và quy định của tiền nhân, đúng 18h30 tất cả các xóm cùng nhau rước "ông" lợn ra khỏi nhà, hòa vào dòng hội náo nhiệt, hướng thẳng Đình thờ Thành Hoàng.
Trong dòng người rước ông lợn còn có phường bát âm xướng nhạc hội. Theo cùng đoàn rước là đông đảo nhân dân mong ước đưa ông lợn lên tế Thành Hoàng cầu may mắn, an khang.
Bàn thờ với đủ đồ thờ như cây đèn ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút.
Đúng 20h30, các ông lợn mới được phép rước vào sân đình theo thứ tự đã định sẵn.
Tiếp đó các ông lợn được rước vào bên trong chính điện, nơi tế Thành Hoàng làng. Sau đó lễ tế trang trọng, uy nghiêm được diễn ra. Sáng hôm sau, kết thúc việc tế lễ, dân làng lại lên xin lộc Thành Hoàng, mang ông lợn về nhà tán lộc, khi đó đông đảo nhân khai tiệc linh đình, vì thế mà lễ hội La Phù kéo dài náo nhiệt trong 2 ngày 13-14 tháng Giêng hàng năm.