Trong hai ngày từ 14 - 15/4/2014, thế giới sẽ có dịp chứng kiến cảnh tượng đặc biệt, đó là trăng máu. Theo người dân, nguyệt thực cũng chính là mặt trăng máu. Hiện tượng này xảy ra do ánh sáng nảy ra từ bề mặt Mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến Mặt trăng thành màu đỏ rực. Hiện tượng trăng máu sẽ lần lượt diễn ra vào tháng 10/2014, tháng 4/2015 và tháng 9/2015. Chính vì vậy, nó còn được gọi là tứ kỳ nguyệt thực và thế giới lưu truyền nhiều truyền thuyết về hiện tượng kỳ lạ này.
Khi hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này sắp diễn ra, Mục sư Hagee - tác giả quyển "Bốn lần trăng máu: Điều gì đó sắp thay đổi" xuất bản năm 2013, dẫn lời ngôn sứ Joel trong Kinh Thánh nhận định: “Mặt trời sẽ trở nên tối tăm và Mặt trăng nhuốm màu chuyển sang màu máu. Ôi ngày vĩ đại, kinh hoàng trước khi Chúa xuất hiện”.
Mục sư Hagee cũng nhận định có sự trùng khớp giữa những lần diễn ra tứ kỳ huyết nguyệt trong 500 năm qua. Nó trùng hợp với thời điểm xảy ra một thảm kịch nào đó của người Do Thái hay rơi vào dịp lễ, sự kiện quan trọng. Cụ thể, lần trăng máu diễn ra vào ngày 15/4/2014, 4/4/2015 đều trùng với dịp lễ Vượt qua và 2 kỳ trăng máu khác rơi vào ngày 8/10/2014 và 28/9/2015 sẽ trùng hợp với thời điểm diễn ra lễ Lều tạm.
Ông Hagee cho biết: "Đặc biệt, tất cả thời điểm diễn ra tứ kỳ nguyệt thực đều trùng khớp với thời điểm diễn ra một biến cố lớn của người Do Thái có thể kể đến như: Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967, người Do Thái bị trục xuất khỏi lãnh thổ Tây Ban Nha năm 1492. Cũng trong năm này, Columbus phát hiện ra châu Mỹ và nơi đây sau đó trở thành địa điểm sinh sống an toàn của người Do Thái. Mỗi lần xảy ra trăng máu, mọi người có thể thấy sự bắt đầu của bi kịch hay kết thúc chiến thắng của bên nào đó".Truyền thuyết về Mặt trăng máu đã xuất hiện nhiều trong các nền văn minh, tín ngưỡng cổ đại. Trong sách Khải Huyền có ghi lại cảnh tượng diễn ra hiện tượng kỳ bí này: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, Mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng trở nên đỏ như máu”.
Tiết 1 chương 7 trong “Cựu Ước” của Thánh Kinh cũng đề cập đến hiện tượng trăng máu: “Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…”. Thêm vào đó, hiện tượng tứ kỳ nguyệt thực vô cùng đặc biệt.
Mark Biltz - giáo sư Thánh Kinh đã đưa ra lý thuyết cảnh báo về hiện tượng tứ kỳ nguyệt thực hiếm có này. Ông cho rằng từ năm đầu tiên của công nguyên cho tới thời điểm hiện tại, thế giới đã chứng kiến 87 lần tứ kỳ nguyệt thực.
Trong đó, 7 lần hiện tượng đặc biệt trên xảy ra đúng vào 2 ngày lễ quan trọng của người Do Thái đó là: lễ Lều Tạm và lễ Vượt Qua.
Đối với người theo đạo Thiên chúa giáo, hình ảnh nguyệt thực thường gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây thánh giá, Ngày Phán xét và ngày Tận thế.
Trong hai ngày từ 14 - 15/4/2014, thế giới sẽ có dịp chứng kiến cảnh tượng đặc biệt, đó là trăng máu. Theo người dân, nguyệt thực cũng chính là mặt trăng máu. Hiện tượng này xảy ra do ánh sáng nảy ra từ bề mặt Mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển trái đất và biến Mặt trăng thành màu đỏ rực.
Hiện tượng trăng máu sẽ lần lượt diễn ra vào tháng 10/2014, tháng 4/2015 và tháng 9/2015. Chính vì vậy, nó còn được gọi là tứ kỳ nguyệt thực và thế giới lưu truyền nhiều truyền thuyết về hiện tượng kỳ lạ này.
Khi hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này sắp diễn ra, Mục sư Hagee - tác giả quyển "Bốn lần trăng máu: Điều gì đó sắp thay đổi" xuất bản năm 2013, dẫn lời ngôn sứ Joel trong Kinh Thánh nhận định: “Mặt trời sẽ trở nên tối tăm và Mặt trăng nhuốm màu chuyển sang màu máu. Ôi ngày vĩ đại, kinh hoàng trước khi Chúa xuất hiện”.
Mục sư Hagee cũng nhận định có sự trùng khớp giữa những lần diễn ra tứ kỳ huyết nguyệt trong 500 năm qua. Nó trùng hợp với thời điểm xảy ra một thảm kịch nào đó của người Do Thái hay rơi vào dịp lễ, sự kiện quan trọng. Cụ thể, lần trăng máu diễn ra vào ngày 15/4/2014, 4/4/2015 đều trùng với dịp lễ Vượt qua và 2 kỳ trăng máu khác rơi vào ngày 8/10/2014 và 28/9/2015 sẽ trùng hợp với thời điểm diễn ra lễ Lều tạm.
Ông Hagee cho biết: "Đặc biệt, tất cả thời điểm diễn ra tứ kỳ nguyệt thực đều trùng khớp với thời điểm diễn ra một biến cố lớn của người Do Thái có thể kể đến như: Cuộc chiến Sáu ngày năm 1967, người Do Thái bị trục xuất khỏi lãnh thổ Tây Ban Nha năm 1492. Cũng trong năm này, Columbus phát hiện ra châu Mỹ và nơi đây sau đó trở thành địa điểm sinh sống an toàn của người Do Thái. Mỗi lần xảy ra trăng máu, mọi người có thể thấy sự bắt đầu của bi kịch hay kết thúc chiến thắng của bên nào đó".
Truyền thuyết về Mặt trăng máu đã xuất hiện nhiều trong các nền văn minh, tín ngưỡng cổ đại. Trong sách Khải Huyền có ghi lại cảnh tượng diễn ra hiện tượng kỳ bí này: “Khi Chiên Con mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, Mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả Mặt trăng trở nên đỏ như máu”.
Tiết 1 chương 7 trong “Cựu Ước” của Thánh Kinh cũng đề cập đến hiện tượng trăng máu: “Trước Ngày Tận thế là Mặt trăng đỏ máu…”. Thêm vào đó, hiện tượng tứ kỳ nguyệt thực vô cùng đặc biệt.
Mark Biltz - giáo sư Thánh Kinh đã đưa ra lý thuyết cảnh báo về hiện tượng tứ kỳ nguyệt thực hiếm có này. Ông cho rằng từ năm đầu tiên của công nguyên cho tới thời điểm hiện tại, thế giới đã chứng kiến 87 lần tứ kỳ nguyệt thực.
Trong đó, 7 lần hiện tượng đặc biệt trên xảy ra đúng vào 2 ngày lễ quan trọng của người Do Thái đó là: lễ Lều Tạm và lễ Vượt Qua.
Đối với người theo đạo Thiên chúa giáo, hình ảnh nguyệt thực thường gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây thánh giá, Ngày Phán xét và ngày Tận thế.