Nằm trong khu nghĩa trang Saqqara ở Tây bắc Memphis, thủ đô cổ đại của Hạ Ai Cập, kim tự tháp Djoser hay còn gọi là kim tự tháp bậc thang là kim tự tháp đầu tiên được xây dựng của nền văn minh Ai Cập.Được xây dựng vào khoảng từ năm 2630-2611 TCN, kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do tể tướng Imhotep thiết kế nhằm mục đích chôn cất pharaon Djoser thuộc Vương triều thứ Ba, thời kỳ Cổ vương quốc.Về tổng quan, kim tự tháp của Djoser đươc xây trên bình đồ hình vuông, có dạng tầng bậc, cao 62,5 mét, mặt đáy cỡ 121 x 109 mét. Công trình có 13 cánh cửa giả và chỉ có duy nhất một lối vào ở phía Đông. Các cửa giả là nơi để linh hồn của pharaon có thể bước qua thế giới bên kia.Lối vào kim tự tháp rất hẹp, dọc hai bên là những trụ đá để đỡ mái trần bằng đá vôi, cao hơn 6 mét. Giữa mỗi cột là một phòng nhỏ, là đại diện cho một tỉnh của Thượng và Hạ Ai Cập.Lối dẫn đến một mê cung gồm các phòng có tổng chiều dài gần 6 km và sâu 28 mét dưới lòng đất. Những phòng này dùng để chôn cất các thành viên trong hoàng tộc và cất giữ kho báu và lương khô.Nơi chôn cất chính của nhà vua được xây dựng bằng đá granite rất chắc chắn. Sau khi hạ huyệt xong thì cửa vào được lấp lại bởi một viên gạch khổng lồ nặng 3,5 tấn.Kim tự tháp của pharaon Djoser được làm hoàn toàn từ đá khối, vì vậy quá trình xây dựng và vận chuyển sẽ tổn hao nhiều công sức hơn các di tích được xây bằng gạch bùn trước đây. Điều này cho thấy rằng, dưới sự trị vì của ông, Ai Cập đã phát triển vượt bậc so với trước đó.Mặc dù thiết kế phức hợp kim tự tháp của Djoser khác với các phức hợp được xây dựng sau này, nó vẫn được xem là nguyên mẫu cho các kim tự tháp kế tiếp, kể cả kim tự tháp nổi tiếng của pharaon Kheops.Khi được các nhà khảo cổ học khám phá, hầu hết các hiện vật bên trong kim tự tháp Djoser đã bị những tên trộm mộ vét sạch. Thậm chí các thi hài cũng không còn. Đây là một điều đáng tiếc với kim tự tháp cổ xưa nhất của người Ai Cập...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Nằm trong khu nghĩa trang Saqqara ở Tây bắc Memphis, thủ đô cổ đại của Hạ Ai Cập, kim tự tháp Djoser hay còn gọi là kim tự tháp bậc thang là kim tự tháp đầu tiên được xây dựng của nền văn minh Ai Cập.
Được xây dựng vào khoảng từ năm 2630-2611 TCN, kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do tể tướng Imhotep thiết kế nhằm mục đích chôn cất pharaon Djoser thuộc Vương triều thứ Ba, thời kỳ Cổ vương quốc.
Về tổng quan, kim tự tháp của Djoser đươc xây trên bình đồ hình vuông, có dạng tầng bậc, cao 62,5 mét, mặt đáy cỡ 121 x 109 mét. Công trình có 13 cánh cửa giả và chỉ có duy nhất một lối vào ở phía Đông. Các cửa giả là nơi để linh hồn của pharaon có thể bước qua thế giới bên kia.
Lối vào kim tự tháp rất hẹp, dọc hai bên là những trụ đá để đỡ mái trần bằng đá vôi, cao hơn 6 mét. Giữa mỗi cột là một phòng nhỏ, là đại diện cho một tỉnh của Thượng và Hạ Ai Cập.
Lối dẫn đến một mê cung gồm các phòng có tổng chiều dài gần 6 km và sâu 28 mét dưới lòng đất. Những phòng này dùng để chôn cất các thành viên trong hoàng tộc và cất giữ kho báu và lương khô.
Nơi chôn cất chính của nhà vua được xây dựng bằng đá granite rất chắc chắn. Sau khi hạ huyệt xong thì cửa vào được lấp lại bởi một viên gạch khổng lồ nặng 3,5 tấn.
Kim tự tháp của pharaon Djoser được làm hoàn toàn từ đá khối, vì vậy quá trình xây dựng và vận chuyển sẽ tổn hao nhiều công sức hơn các di tích được xây bằng gạch bùn trước đây. Điều này cho thấy rằng, dưới sự trị vì của ông, Ai Cập đã phát triển vượt bậc so với trước đó.
Mặc dù thiết kế phức hợp kim tự tháp của Djoser khác với các phức hợp được xây dựng sau này, nó vẫn được xem là nguyên mẫu cho các kim tự tháp kế tiếp, kể cả kim tự tháp nổi tiếng của pharaon Kheops.
Khi được các nhà khảo cổ học khám phá, hầu hết các hiện vật bên trong kim tự tháp Djoser đã bị những tên trộm mộ vét sạch. Thậm chí các thi hài cũng không còn. Đây là một điều đáng tiếc với kim tự tháp cổ xưa nhất của người Ai Cập...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.