Lịch sử của y học cũng lâu đời như lịch sử nhân loại. Qua hàng ngàn năm, những khám phá mới về cơ thể con người và các bước tiến khoa học đã giúp chúng ta đưa ra phương pháp chẩn bệnh và điều trị tốt hơn.Ngược dòng thời gian, vào thời tiền sử, con người mày mò tìm cách chữa bệnh bằng các loại thảo mộc tìm thấy ở nơi mình sống và cả các tín ngưỡng.Đến thời kỳ của các nền văn minh cổ đại, thầy thuốc bắt đầu chẩn bệnh và điều trị theo các phương pháp phán đoán logic, nhưng về cơ bản nền y học giai đoạn này vẫn còn thiếu tính khoa học.Nhiều lý thuyết y học sơ khai đã được các thầy thuốc thời cổ đại đưa ra, như lý thuyết cho rằng cơ thể con người có bốn loại dịch thể, và cần có sự cân bằng bốn chất đó thì mới có sự khỏe mạnh.Trong suốt thời kỳ Trung cổ, nền y học thế giới không có nhiều tiến triển do sự kìm hãm của các thiết chế kinh tế - xã hội thời kỳ này.Phải đến thế kỷ 18, khi nền sản xuất cơ khí bắt đầu hình thành, y học mới có tính chính xác cao hơn và đạt được những bước tiến quan trọng, thí dụ như việc sản xuất vắc xin đậu mùa năm 1796.Thế kỷ 19 đánh dấu sự hình thành lý thuyết về vi khuẩn gây bệnh, các kỹ thuật khử trùng, gây mê ra đời, tia X được sử dụng để chụp hình ảnh bên trong cơ thể.Khoảng năm 1900, ngành dược có những tiến bộ to lớn với việc chế ra thuốc kháng sinh và thuốc kháng khuẩn tổng hợp. Trong thế kỷ 20, nhiều loại vắc xin và dược phẩm ra đời, giúp nhiều căn bệnh hiểm nghèo được khống chế.Cũng trong thế kỷ 20, phẫu thuật đã phát triển rực rỡ với kỹ thuật nội soi và những ca ghép tạng trở nên phổ biến. Về mặt chẩn đoán, người ta đã phát minh ra các công nghệ chiếu chụp và sàng lọc mới.Từ cuối thế kỷ 20, ngành di truyền học đã tác động mạnh mẽ tới y học, và xét nghiệm di truyền đã trở thành phương pháp chẩn bệnh quan trọng... Có thể kỳ vọng rằng vào thế kỷ 21, nền y học của nhân loại sẽ tiếp tục có những bước đột phá mới.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Lịch sử của y học cũng lâu đời như lịch sử nhân loại. Qua hàng ngàn năm, những khám phá mới về cơ thể con người và các bước tiến khoa học đã giúp chúng ta đưa ra phương pháp chẩn bệnh và điều trị tốt hơn.
Ngược dòng thời gian, vào thời tiền sử, con người mày mò tìm cách chữa bệnh bằng các loại thảo mộc tìm thấy ở nơi mình sống và cả các tín ngưỡng.
Đến thời kỳ của các nền văn minh cổ đại, thầy thuốc bắt đầu chẩn bệnh và điều trị theo các phương pháp phán đoán logic, nhưng về cơ bản nền y học giai đoạn này vẫn còn thiếu tính khoa học.
Nhiều lý thuyết y học sơ khai đã được các thầy thuốc thời cổ đại đưa ra, như lý thuyết cho rằng cơ thể con người có bốn loại dịch thể, và cần có sự cân bằng bốn chất đó thì mới có sự khỏe mạnh.
Trong suốt thời kỳ Trung cổ, nền y học thế giới không có nhiều tiến triển do sự kìm hãm của các thiết chế kinh tế - xã hội thời kỳ này.
Phải đến thế kỷ 18, khi nền sản xuất cơ khí bắt đầu hình thành, y học mới có tính chính xác cao hơn và đạt được những bước tiến quan trọng, thí dụ như việc sản xuất vắc xin đậu mùa năm 1796.
Thế kỷ 19 đánh dấu sự hình thành lý thuyết về vi khuẩn gây bệnh, các kỹ thuật khử trùng, gây mê ra đời, tia X được sử dụng để chụp hình ảnh bên trong cơ thể.
Khoảng năm 1900, ngành dược có những tiến bộ to lớn với việc chế ra thuốc kháng sinh và thuốc kháng khuẩn tổng hợp. Trong thế kỷ 20, nhiều loại vắc xin và dược phẩm ra đời, giúp nhiều căn bệnh hiểm nghèo được khống chế.
Cũng trong thế kỷ 20, phẫu thuật đã phát triển rực rỡ với kỹ thuật nội soi và những ca ghép tạng trở nên phổ biến. Về mặt chẩn đoán, người ta đã phát minh ra các công nghệ chiếu chụp và sàng lọc mới.
Từ cuối thế kỷ 20, ngành di truyền học đã tác động mạnh mẽ tới y học, và xét nghiệm di truyền đã trở thành phương pháp chẩn bệnh quan trọng... Có thể kỳ vọng rằng vào thế kỷ 21, nền y học của nhân loại sẽ tiếp tục có những bước đột phá mới.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.