Trong các giai thoại cổ xưa ở châu Á và châu Âu, chim phượng hoàng là loài chim lớn với bộ lông rực rỡ màu đỏ, tía và vàng.Đôi mắt của chim phượng hoàng có màu xanh. Sinh vật thần thoại này có mối liên hệ với mặt trời và lửa.Chim phượng hoàng tượng trưng cho sự cao quý, quyền lực và tái sinh. Khi chết, sinh vật thần thoại này sẽ bốc cháy và biến thành đống tro tàn. Kế đến, chim phượng hoàng sẽ hồi sinh và bắt đầu một cuộc sống mới.Cứ như vậy, sau mỗi lần chết đi, chim phượng hoàng sở hữu sức mạnh siêu nhiên có thể bắt đầu một hành trình sống mới.Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh có những ghi chép sớm nhất về chim phượng hoàng. Người Ai Cập cổ đề cập đến một loài chim Mặt trời tên Bennu.Loài chim này được người dân Ai Cập thờ cúng cùng với thần Osiris và Ra. Nó tượng trưng cho sự tái sinh và bất tử. Vì vậy, hình ảnh loài chim thần này xuất hiện trên các tấm bùa hộ mệnh.Tại một số nước ở châu Á hàng nghìn năm trước, chim phượng hoàng được tôn sùng là loài chim cao quý nhất.Sinh vật thần thoại này là biểu tượng của hoàng hậu Trung Quốc thời phong kiến.Theo quan niệm dân gian ở Trung Quốc thời phong kiến, khi người dân nhìn thấy một con chim phượng hoàng bay trên trời thì điều đó có nghĩa một kỷ nguyên thịnh vượng đã đến và đất nước do một vị vua hiền tài cai trị.Vì vậy, hình ảnh chim phượng hoàng xuất hiện trong cung điện, đền thờ và những đồ dùng như trang sức dành cho những người có địa vị cao nhất trong hoàng tộc. Mời độc giả xem video: Về Đồng Tháp ngắm chim én. Nguồn: VTV24.
Trong các giai thoại cổ xưa ở châu Á và châu Âu, chim phượng hoàng là loài chim lớn với bộ lông rực rỡ màu đỏ, tía và vàng.
Đôi mắt của chim phượng hoàng có màu xanh. Sinh vật thần thoại này có mối liên hệ với mặt trời và lửa.
Chim phượng hoàng tượng trưng cho sự cao quý, quyền lực và tái sinh. Khi chết, sinh vật thần thoại này sẽ bốc cháy và biến thành đống tro tàn. Kế đến, chim phượng hoàng sẽ hồi sinh và bắt đầu một cuộc sống mới.
Cứ như vậy, sau mỗi lần chết đi, chim phượng hoàng sở hữu sức mạnh siêu nhiên có thể bắt đầu một hành trình sống mới.
Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh có những ghi chép sớm nhất về chim phượng hoàng. Người Ai Cập cổ đề cập đến một loài chim Mặt trời tên Bennu.
Loài chim này được người dân Ai Cập thờ cúng cùng với thần Osiris và Ra. Nó tượng trưng cho sự tái sinh và bất tử. Vì vậy, hình ảnh loài chim thần này xuất hiện trên các tấm bùa hộ mệnh.
Tại một số nước ở châu Á hàng nghìn năm trước, chim phượng hoàng được tôn sùng là loài chim cao quý nhất.
Sinh vật thần thoại này là biểu tượng của hoàng hậu Trung Quốc thời phong kiến.
Theo quan niệm dân gian ở Trung Quốc thời phong kiến, khi người dân nhìn thấy một con chim phượng hoàng bay trên trời thì điều đó có nghĩa một kỷ nguyên thịnh vượng đã đến và đất nước do một vị vua hiền tài cai trị.
Vì vậy, hình ảnh chim phượng hoàng xuất hiện trong cung điện, đền thờ và những đồ dùng như trang sức dành cho những người có địa vị cao nhất trong hoàng tộc.
Mời độc giả xem video: Về Đồng Tháp ngắm chim én. Nguồn: VTV24.