Cụ thể, vào ngày 3/12/1984, nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal, Ấn Độ đã rò rỉ 40 tấn khí độc methyl isocyanate, khiến khoảng 25.000 người thiệt mạng. Theo thống kê, thảm họa tồi tệ này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Cụ thể, tỉ lệ ung thư ở phụ nữ tăng gấp 2 lần. Trong khi đó, tỷ lệ nam giới mắc ung thư tăng gấp 3 lần trong những năm sau khi xảy ra thảm họa.Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal được xây dựng vào những năm 1970 hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn. Tuy nhiên, quan chức địa phương đã đánh giá quá cao về nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu do người dân không có đủ kinh phí mua những hóa chất tương đối đắt đỏ.Phóng viên Giles Clarke đã đến nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal bị bỏ hoang sau thảm họa kinh hoàng trên để chụp ảnh nơi đây. Mặc dù nơi đây đã bị bỏ hoang nhưng một lượng lớn hóa chất độc hại vẫn nằm ở khu vực này. Trong đó có 3 bình chứa methyl isocyanate hay còn gọi MIC - một loại khí rất dễ bay hơi và nguy hiểm bị bỏ lại trên khu đất nhà máy. Khi nhà máy còn hoạt động, nhiều biện pháp an toàn được sử dụng để đảm bảo methyl isocyanate và những chất hóa học nguy hiểm khác luôn được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi nhà máy xuống cấp, những biện pháp đề phòng tai nạn xảy ra không còn hoạt động.Một bình chứa methyl isocyanate gây ra một vụ nổ lớn năm 1984. Vụ việc đã tạo ra đám mây hóa chất độc hại bay khắp khu vực dân cư sinh sống.Trong vòng 72 giờ sau khi xảy ra vụ rò rỉ 40 tấn methyl isocyanate, ước tính khoảng 8.000 - 10.000 người chết.Hơn 120.00 người bị nhiễm bệnh mãn tính do tiếp xúc với hóa chất như bệnh về đường hô hấp, các vấn đề sinh sản, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm sắc thể trở nên bất thường và ung thư. Một phần bức tường ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide thủng một góc. Nơi đây vẫn là khu vực nguy hiểm đến an toàn, sức khỏe của con người. Số trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở khu vực này cao hơn nhiều so với mức trung bình ở Ấn Độ và tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây.
Cụ thể, vào ngày 3/12/1984, nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal, Ấn Độ đã rò rỉ 40 tấn khí độc methyl isocyanate, khiến khoảng 25.000 người thiệt mạng.
Theo thống kê,
thảm họa tồi tệ này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Cụ thể, tỉ lệ ung thư ở phụ nữ tăng gấp 2 lần. Trong khi đó, tỷ lệ nam giới mắc ung thư tăng gấp 3 lần trong những năm sau khi xảy ra thảm họa.
Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal được xây dựng vào những năm 1970 hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn. Tuy nhiên, quan chức địa phương đã đánh giá quá cao về nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu do người dân không có đủ kinh phí mua những hóa chất tương đối đắt đỏ.
Phóng viên Giles Clarke đã đến nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide tại bang Bhopal bị bỏ hoang sau thảm họa kinh hoàng trên để chụp ảnh nơi đây. Mặc dù nơi đây đã bị bỏ hoang nhưng một lượng lớn hóa chất độc hại vẫn nằm ở khu vực này. Trong đó có 3 bình chứa methyl isocyanate hay còn gọi MIC - một loại khí rất dễ bay hơi và nguy hiểm bị bỏ lại trên khu đất nhà máy.
Khi nhà máy còn hoạt động, nhiều biện pháp an toàn được sử dụng để đảm bảo methyl isocyanate và những chất hóa học nguy hiểm khác luôn được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi nhà máy xuống cấp, những biện pháp đề phòng tai nạn xảy ra không còn hoạt động.
Một bình chứa methyl isocyanate gây ra một vụ nổ lớn năm 1984. Vụ việc đã tạo ra đám mây hóa chất độc hại bay khắp khu vực dân cư sinh sống.
Trong vòng 72 giờ sau khi xảy ra vụ rò rỉ 40 tấn methyl isocyanate, ước tính khoảng 8.000 - 10.000 người chết.
Hơn 120.00 người bị nhiễm bệnh mãn tính do tiếp xúc với hóa chất như bệnh về đường hô hấp, các vấn đề sinh sản, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm sắc thể trở nên bất thường và ung thư.
Một phần bức tường ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của công ty Union Carbide thủng một góc. Nơi đây vẫn là khu vực nguy hiểm đến an toàn, sức khỏe của con người.
Số trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở khu vực này cao hơn nhiều so với mức trung bình ở Ấn Độ và tiếp tục tăng cao trong những năm gần đây.