1. Phụ nữ Mông Cổ. Các nhà sử học thường có xu hướng miêu tả kỹ lưỡng về những đội quân Mông Cổ dũng mãnh ngoài chiến trận. Tuy nhiên, họ lại hiếm khi hoặc thường không miêu tả những người phụ nữ Mông Cổ. Điều này có vẻ khá bất công vì người phụ nữ Mông Cổ cũng có vị trí cao trong xã hội.Trong xã hội Mông Cổ, phụ nữ được cho là có nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khi những người đàn ông tập luyện đao kiếm, võ thuật để trở thành chiến binh dũng mãnh khi xuất trận. Thêm vào đó, phái đẹp Mông Cổ cũng đảm nhiệm vai trò là các pháp sư có địa vị trong xã hội. So với vai trò của phụ nữ Châu Âu thời kỳ trung đại, vị thế của phụ nữ Mông Cổ được đề cao hơn nhiều. Thêm vào đó, họ còn trở thành những thủ lĩnh hùng mạnh của bộ tộc. Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, các con dâu và con gái của ông đã hợp sức đấu tranh để giành quyền lực cho phụ nữ, tạo thành phe phái có thế lực mạnh trong xã hội trong suốt một thời gian. Một trong những nữ thủ lĩnh Mông Cổ nổi tiếng nhất là ManduKhai Khatun. Bà là vợ của một hậu duệ Thành Cát Tư Hãn. Bà cũng là chiến binh dũng mãnh, đã cùng chồng chiến đấu tái thống nhất Mông Cổ sau loạn lạc vào khoảng thế kỉ XV. Khatun hơn chồng 13 tuổi và họ có với nhau 8 người con.
2. Hệ thống bưu chính. Người Mông Cổ sống trên thảo nguyên rộng lớn và có lối sống du mục. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và thường không ở một nơi cố định. Do có những khác biệt đặc trưng nên hệ thống thư tín để liên lạc giữa các bộ lạc hay giữa mọi người với nhau cũng rất khác biệt. Hệ thống bưu chính của đế quốc Mông Cổ cũ được gọi là Yam hay còn gọi Örtöö có nghĩa là “trạm kiểm soát”.Nhiều du khách nước ngoài trong đó có Marco Polo đã rất kinh ngạc về độ tin cậy của hệ thống Yam. Đó là một bộ sưu tập lớn các trạm bưu chính, với các sứ giả làm nhiệm vụ chuyên phát thư, báo cáo thông tin tình báo và thông tin quan trọng từ trạm kiểm soát này đến trạm kiểm soát khác. Mỗi trạm kiểm soát cách nhau 24-60 km và các nhân viên truyền tin thường xuyên giữ liên lạc với nhau. Tại một thời điểm, trên toàn địa bàn của người Mông Cổ có thể có ít nhất 1.400 trạm truyền tin như thế với hơn 50.000 con ngựa được sử dụng để trung chuyển.3. Chiến thuật. Người Mông Cổ nổi tiếng với những chiến thuật chiến đấu hiệu quả và vô cùng đáng sợ. Để có được thành quả như vậy, họ đã phải rèn luyện, tu dưỡng khả năng chiến đấu của bản thân qua những trận đánh lớn nhỏ. Những thành tích chiến đấu của những chỉ huy nổi tiếng như Alexander Đại Đế hay Hannibal Barca bị đánh giá thấp hơn đội quân Mông Cổ trong thời kì đỉnh cao do Thành Cát Tư Hãn chèo lái. Người Mông Cổ có hai lối đánh nổi bật đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả vờ thua trận, rút chạy rồi bất ngờ quay lại phản công. Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch bị mất tinh thần, rối loạn. Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã bị thất trận trước chiến thuật thứ hai. Người Mông Cổ cũng là bậc tiền bối trong lĩnh vực bao vây và bắt giữ con tin. Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng. 4. Con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương giữa châu Á và châu Âu. Sau khi nhà Đường ở Trung Quốc bị lật đổ, con đường tơ lụa dường như đã rời xa khỏi thời hoàng kim của đế chế Mông Cổ. Tuy nhiên, với sự hùng mạnh của Đế Quốc Nguyên Mông, nó đã dần lấy lại ánh hào quang như thời hoàng kim. Người Mông Cổ đã có được nguồn thu nhập rất lớn từ con đường huyền thoại này.
Phần lớn lộ phí đều do người Mông Cổ thu giữ. Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng con đường này để giao thương đến Châu Âu mà còn sử dụng nó để chinh phục thế giới. Ông đã bắt đầu kế hoạch đó với Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ trước tiên. Khi đó, hầu hết mọi thành phố trên con đường tơ lụa đều bị đội quân Mông Cổ chiếm đóng và chinh phục. Trong thời gian cai trị tuyến đường quan trọng này, Mông Cổ đã có những chính sách phù hợp để duy trì và kích thích phát triển thương mại giữa châu Á và châu Âu. 5. Thời kỳ hòa bình hiếm hoi của đế chế Mông Cổ. Thỉnh thoảng, sau khi con người trải qua một cuộc chiến tranh khó khăn, kết quả của cuộc chiến sẽ là hòa bình. Pax mongolica là thời kỳ hòa bình hiếm hoi của đế chế Mông Cổ. Đây là thời kỳ của hòa bình và thịnh vượng trong thế kỷ XIII-XIV. Vào thời điểm đó, đội quân Mông Cổ ở thời kỳ đỉnh cao. Đế chế của họ trải dài trên khu vực rộng gần 15 triệu km2, với dân số hơn 100 triệu người.Sở hữu vùng đất đai rộng lớn cùng với một hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả và thương mại quốc tế đang ở giai đoạn bùng nổ, đế chế Mông Cổ vô cùng phát triển và người dân thời kỳ đó đã sống rất hạnh phúc.
6. Vũ khí. Người Mông Cổ sống rong ruổi trên các thảo nguyên rộng lớn nên bạn đồng hành không thể thiếu của họ là những con ngựa. Họ trở nên vô cùng mạnh mẽ khi chiến đấu trên lưng ngựa. Ngựa cũng được coi là một chiến binh, một trong những thứ vũ khí không thể thiếu của người Mông Cổ.Người Mông Cổ cũng sử dụng nhiều loại vũ khí khác như lưỡi kiếm cong giúp họ chiến đấu thuận lợi ngay cả khi đang trên lưng ngựa hay trên mặt đất. Chùy, búa, dao găm cũng là những vũ khí phổ biến. Vũ khí tấn công từ xa phổ biến nhất chính là cung tên. Trong sử sách, khả năng dùng cung tên của người Mông Cổ cũng đã được công nhận. Họ sử dụng nhiều loại tên nổi tiếng, đặc biệt là tên còi (một loại mũi tên rỗng có khả năng tạo ra âm thanh như tiếng huýt). Loại tên này chủ yếu được người thủ lĩnh sử dụng để ra hiệu trong trận mạc. Tuy mạnh về phương diện vũ khí nhưng người Mông Cổ không chú ý nhiều đến áo giáp. Mãi đến giai đoạn sau của kỷ nguyên Mông Cổ, áo giáp mới được chiến binh thảo nguyên sử dụng nhiều. Do người Mông Cổ thích sự gọn nhẹ nên vật liệu làm ra chúng thường bằng da ngựa đã ngâm trong nước tiểu. Thỉnh thoảng, họ cũng làm bộ áo bọc thép khoác lên những chiến mã. 7. Lòng khoan dung. Trong lịch sử đã ghi nhận quân Mông là một trong những đội quân man rợ và thiện chiến nhất. Điều này hoàn toàn đúng. Họ chiến đấu vô cùng tàn bạo khi giáp mặt kẻ địch ở sa trường. Họ hiếm khi nhượng bộ kẻ địch và thường cướp bóc, giết người trong những chuyến hành quân. Tuy nhiên sau khi chinh phục được, đối với những thành phố hay quốc gia thuộc quyền cai trị của họ thì lãnh đạo Mông Cổ lại có những chính sách khá hợp lý. Người Mông Cổ cho rằng họ phải chấp nhận những thói quen và tôn trọng sự khác biệt nên thường không bức ép thay đổi tôn giáo hay thói quen văn hóa ở vùng đất chiếm lĩnh được. Những chính sách cai trị tích cực như giảm thuế cũng được áp dụng. 8. Tatar. Người Mông Cổ đôi khi còn được gọi là người Tatar. Cái tên này có xuất xứ từ việc người Mông Cổ tự gọi chính mình là Tatar. Tuy nhiên kẻ thù của họ nhận ra rằng cái tên này nghe gần giống từ "Tartarus" – thần địa ngục trong La Mã cổ đại. Vì vậy, họ đã gọi người Mông Cổ là Tatar có nghĩa là quỷ từ địa ngục của thần Tartarus. Ảnh: Internet.
1. Phụ nữ Mông Cổ. Các nhà sử học thường có xu hướng miêu tả kỹ lưỡng về những đội quân Mông Cổ dũng mãnh ngoài chiến trận. Tuy nhiên, họ lại hiếm khi hoặc thường không miêu tả những người phụ nữ Mông Cổ. Điều này có vẻ khá bất công vì người phụ nữ Mông Cổ cũng có vị trí cao trong xã hội.
Trong xã hội Mông Cổ, phụ nữ được cho là có nhiệm vụ phát triển kinh tế trong khi những người đàn ông tập luyện đao kiếm, võ thuật để trở thành chiến binh dũng mãnh khi xuất trận. Thêm vào đó, phái đẹp Mông Cổ cũng đảm nhiệm vai trò là các pháp sư có địa vị trong xã hội. So với vai trò của phụ nữ Châu Âu thời kỳ trung đại, vị thế của phụ nữ Mông Cổ được đề cao hơn nhiều. Thêm vào đó, họ còn trở thành những thủ lĩnh hùng mạnh của bộ tộc.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, các con dâu và con gái của ông đã hợp sức đấu tranh để giành quyền lực cho phụ nữ, tạo thành phe phái có thế lực mạnh trong xã hội trong suốt một thời gian. Một trong những nữ thủ lĩnh Mông Cổ nổi tiếng nhất là ManduKhai Khatun. Bà là vợ của một hậu duệ Thành Cát Tư Hãn. Bà cũng là chiến binh dũng mãnh, đã cùng chồng chiến đấu tái thống nhất Mông Cổ sau loạn lạc vào khoảng thế kỉ XV. Khatun hơn chồng 13 tuổi và họ có với nhau 8 người con.
2. Hệ thống bưu chính. Người Mông Cổ sống trên thảo nguyên rộng lớn và có lối sống du mục. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và thường không ở một nơi cố định. Do có những khác biệt đặc trưng nên hệ thống thư tín để liên lạc giữa các bộ lạc hay giữa mọi người với nhau cũng rất khác biệt. Hệ thống bưu chính của đế quốc Mông Cổ cũ được gọi là Yam hay còn gọi Örtöö có nghĩa là “trạm kiểm soát”.
Nhiều du khách nước ngoài trong đó có Marco Polo đã rất kinh ngạc về độ tin cậy của hệ thống Yam. Đó là một bộ sưu tập lớn các trạm bưu chính, với các sứ giả làm nhiệm vụ chuyên phát thư, báo cáo thông tin tình báo và thông tin quan trọng từ trạm kiểm soát này đến trạm kiểm soát khác.
Mỗi trạm kiểm soát cách nhau 24-60 km và các nhân viên truyền tin thường xuyên giữ liên lạc với nhau. Tại một thời điểm, trên toàn địa bàn của người Mông Cổ có thể có ít nhất 1.400 trạm truyền tin như thế với hơn 50.000 con ngựa được sử dụng để trung chuyển.
3. Chiến thuật. Người Mông Cổ nổi tiếng với những chiến thuật chiến đấu hiệu quả và vô cùng đáng sợ. Để có được thành quả như vậy, họ đã phải rèn luyện, tu dưỡng khả năng chiến đấu của bản thân qua những trận đánh lớn nhỏ. Những thành tích chiến đấu của những chỉ huy nổi tiếng như Alexander Đại Đế hay Hannibal Barca bị đánh giá thấp hơn đội quân Mông Cổ trong thời kì đỉnh cao do Thành Cát Tư Hãn chèo lái.
Người Mông Cổ có hai lối đánh nổi bật đó là bất ngờ đánh nhanh thắng nhanh và giả vờ thua trận, rút chạy rồi bất ngờ quay lại phản công. Cả hai chiến thuật này đều làm cho hàng ngũ địch bị mất tinh thần, rối loạn. Nhiều tướng lĩnh Đông Âu đã bị thất trận trước chiến thuật thứ hai. Người Mông Cổ cũng là bậc tiền bối trong lĩnh vực bao vây và bắt giữ con tin. Sự kết hợp giữa đội quân tinh nhuệ và chiến thuật thông minh đã làm nên nhiều chiến thắng huy hoàng.
4. Con đường tơ lụa. Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương giữa châu Á và châu Âu. Sau khi nhà Đường ở Trung Quốc bị lật đổ, con đường tơ lụa dường như đã rời xa khỏi thời hoàng kim của đế chế Mông Cổ. Tuy nhiên, với sự hùng mạnh của Đế Quốc Nguyên Mông, nó đã dần lấy lại ánh hào quang như thời hoàng kim. Người Mông Cổ đã có được nguồn thu nhập rất lớn từ con đường huyền thoại này.
Phần lớn lộ phí đều do người Mông Cổ thu giữ. Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng con đường này để giao thương đến Châu Âu mà còn sử dụng nó để chinh phục thế giới. Ông đã bắt đầu kế hoạch đó với Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ trước tiên. Khi đó, hầu hết mọi thành phố trên con đường tơ lụa đều bị đội quân Mông Cổ chiếm đóng và chinh phục. Trong thời gian cai trị tuyến đường quan trọng này, Mông Cổ đã có những chính sách phù hợp để duy trì và kích thích phát triển thương mại giữa châu Á và châu Âu.
5. Thời kỳ hòa bình hiếm hoi của đế chế Mông Cổ. Thỉnh thoảng, sau khi con người trải qua một cuộc chiến tranh khó khăn, kết quả của cuộc chiến sẽ là hòa bình. Pax mongolica là thời kỳ hòa bình hiếm hoi của đế chế Mông Cổ. Đây là thời kỳ của hòa bình và thịnh vượng trong thế kỷ XIII-XIV. Vào thời điểm đó, đội quân Mông Cổ ở thời kỳ đỉnh cao. Đế chế của họ trải dài trên khu vực rộng gần 15 triệu km2, với dân số hơn 100 triệu người.
Sở hữu vùng đất đai rộng lớn cùng với một hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả và thương mại quốc tế đang ở giai đoạn bùng nổ, đế chế Mông Cổ vô cùng phát triển và người dân thời kỳ đó đã sống rất hạnh phúc.
6. Vũ khí. Người Mông Cổ sống rong ruổi trên các thảo nguyên rộng lớn nên bạn đồng hành không thể thiếu của họ là những con ngựa. Họ trở nên vô cùng mạnh mẽ khi chiến đấu trên lưng ngựa. Ngựa cũng được coi là một chiến binh, một trong những thứ vũ khí không thể thiếu của người Mông Cổ.
Người Mông Cổ cũng sử dụng nhiều loại vũ khí khác như lưỡi kiếm cong giúp họ chiến đấu thuận lợi ngay cả khi đang trên lưng ngựa hay trên mặt đất. Chùy, búa, dao găm cũng là những vũ khí phổ biến. Vũ khí tấn công từ xa phổ biến nhất chính là cung tên. Trong sử sách, khả năng dùng cung tên của người Mông Cổ cũng đã được công nhận. Họ sử dụng nhiều loại tên nổi tiếng, đặc biệt là tên còi (một loại mũi tên rỗng có khả năng tạo ra âm thanh như tiếng huýt).
Loại tên này chủ yếu được người thủ lĩnh sử dụng để ra hiệu trong trận mạc. Tuy mạnh về phương diện vũ khí nhưng người Mông Cổ không chú ý nhiều đến áo giáp. Mãi đến giai đoạn sau của kỷ nguyên Mông Cổ, áo giáp mới được chiến binh thảo nguyên sử dụng nhiều. Do người Mông Cổ thích sự gọn nhẹ nên vật liệu làm ra chúng thường bằng da ngựa đã ngâm trong nước tiểu. Thỉnh thoảng, họ cũng làm bộ áo bọc thép khoác lên những chiến mã.
7. Lòng khoan dung. Trong lịch sử đã ghi nhận quân Mông là một trong những đội quân man rợ và thiện chiến nhất. Điều này hoàn toàn đúng. Họ chiến đấu vô cùng tàn bạo khi giáp mặt kẻ địch ở sa trường. Họ hiếm khi nhượng bộ kẻ địch và thường cướp bóc, giết người trong những chuyến hành quân.
Tuy nhiên sau khi chinh phục được, đối với những thành phố hay quốc gia thuộc quyền cai trị của họ thì lãnh đạo Mông Cổ lại có những chính sách khá hợp lý. Người Mông Cổ cho rằng họ phải chấp nhận những thói quen và tôn trọng sự khác biệt nên thường không bức ép thay đổi tôn giáo hay thói quen văn hóa ở vùng đất chiếm lĩnh được. Những chính sách cai trị tích cực như giảm thuế cũng được áp dụng.
8. Tatar. Người Mông Cổ đôi khi còn được gọi là người Tatar. Cái tên này có xuất xứ từ việc người Mông Cổ tự gọi chính mình là Tatar. Tuy nhiên kẻ thù của họ nhận ra rằng cái tên này nghe gần giống từ "Tartarus" – thần địa ngục trong La Mã cổ đại. Vì vậy, họ đã gọi người Mông Cổ là Tatar có nghĩa là quỷ từ địa ngục của thần Tartarus. Ảnh: Internet.