Mối tình đầu của Lâm Bưu là Lục Nhược Băng. Hai người quen biết nhau từ nhỏ, sau khi đến Vũ Hán hai người thường xuyên liên lạc với nhau. Sau đó Lâm Bưu liên tục viết thư tỏ tình với Lục Nhược Băng, nhưng cô bình tĩnh trả lời bằng một bức thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ rằng mình vẫn còn trẻ, chưa nghĩ đến việc kết hôn, đồng thời khuyên Lâm Bưu nên chuyên tâm học hành.“Người vợ” đầu tiên của Lâm Bưu là Uông Tịnh Nghi. Lâm Bưu và Uông Tịnh Nghi đính hôn vào năm 1914 khi hai người chỉ mới 7 tuổi. Cuối năm 1926, Lâm Bưu theo sư đoàn 4, thuộc quân đội cách mạng Quốc Dân về Vũ Hán nghỉ ngơi chỉnh đốn. Khi về nhà, chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới, ông từ chối cuộc hôn sự này. Sau này, để trốn tránh hôn sự này, Lâm Bưu vội vàng kết hôn cùng Lưu Tân Dân (Trương Mai). Uông gia vô cùng phẫn nộ, nhưng lại không làm gì được. Trương Mai, người vợ chính thức đầu tiên của Lâm Bưu. Trương Mai tên thật là Lưu Tân Dân, người Mễ Chi, Thiểm Bắc, cô xinh đẹp tới nỗi được mọi người gọi là “bông hoa của Thiểm Bắc”. Trương Mai là một cô gái vui vẻ, hoạt bát còn Lâm Bưu lại ít nói, thường chỉ ngồi một chỗ. Sau khi Bình Hình Quan bị ngộ thương, Lâm Bưu càng trở nên khó chịu. Sự hoạt bát của Trương Mai khiến Lâm Bưu thấy phản cảm, chính vì vậy Lâm Bưu thường nổi giận vô cớ. Tháng 1 năm 1942 hai người chính thức ly hôn. Người phụ nữ khiến trái tim Lâm Bưu rung động nhất là Tôn Duy Thế. Cha của Tôn Duy Thế là Tôn Bính Văn, một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Trung Quốc, từng là người nhận Chu Ân Lai làm chủ nhiệm khoa chính trị trường quân sự Hoàng Phố, bạn thân của Chu Ân Lai, Châu Đức Đô. Sau cuộc đảo chính “412”, Tôn Bính Văn bị Tưởng Giới Thạch giết chết ở Long Hoa Thượng Hải. Chu Ân Lai không có con nên ông đã nhận Tôn Duy Thế làm con nuôi. Tôn Duy Thế là một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, am hiểu nghệ thuật. Năm 18 tuổi được Mao Trạch Đông cử đi học tại trường Đại học Đông Phương, Moscow và khoa biểu diễn Học viện Kịch Moscow. Khi đó, Lâm Bưu cũng đang ở Moscow dưỡng thương. Trong một lần sinh hoạt tập thể, Lâm Bưu đã phải lòng Tôn Duy Thế. Không lâu sau Lâm Bưu nhận được mệnh lệnh của Trung ương yêu cầu ông mau chóng về nước để ra tiền tuyến kháng Nhật. Lâm Bưu nài nỉ Tôn Duy Thế cùng về nước với ông, nhưng cô đã khéo léo từ chối: “Em vẫn chưa tốt nghiệp, em muốn trân trọng cơ hội hiếm có này, em không thể về nước được.” Tuyệt vọng vì bị cô từ chối, tháng 2 năm 1942 Lâm Bưu trở về Diên An một mình. Người vợ thứ hai của Lâm Bưu là Diệp Quần. Tên thật của Diệp Quần là Diệp Tịnh Nghi, kém Lâm Bưu 19 tuổi. Trước đây cô học ở khối trung học của trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh. Diệp Quần là con nhà quyền quý, lại ở thành phố lớn, có học thức, có hiểu biết, biết cách cư xử. Trong những ngày đầu kháng chiến, cô là phát thanh viên tại đài truyền hình dưới quyền Quốc Dân Đảng. Sau một thời gian tiếp xúc không lâu, Diệp Tĩnh Nghi phát hiện ra vợ cũ của Lâm Bưu tên là Uông Tịnh Nghi nên rất tức giận và đổi tên thành Diệp Quần. Những buổi đầu của cuộc cách mạng, bạn học của Diệp Quần là Nghiêm Úy Băng đã nhiều lần viết thư nặc danh vạch trần quá khứ của Diệp Quần. Việc này khiến quý phủ của Lâm Bưu suốt ngày lo lắng không yên, bèn yêu cầu công an định ngày phá án. Để trả lại sự trong trắng cho Diệp Quần, năm 1966 Lâm Bưu đã mở một cuộc họp chuyên môn và viết “tuyên bố đồng trinh” cho Diệp Quần.
Mối tình đầu của Lâm Bưu là Lục Nhược Băng. Hai người quen biết nhau từ nhỏ, sau khi đến Vũ Hán hai người thường xuyên liên lạc với nhau. Sau đó Lâm Bưu liên tục viết thư tỏ tình với Lục Nhược Băng, nhưng cô bình tĩnh trả lời bằng một bức thư chỉ vỏn vẹn mấy chữ rằng mình vẫn còn trẻ, chưa nghĩ đến việc kết hôn, đồng thời khuyên Lâm Bưu nên chuyên tâm học hành.
“Người vợ” đầu tiên của Lâm Bưu là Uông Tịnh Nghi. Lâm Bưu và Uông Tịnh Nghi đính hôn vào năm 1914 khi hai người chỉ mới 7 tuổi. Cuối năm 1926, Lâm Bưu theo sư đoàn 4, thuộc quân đội cách mạng Quốc Dân về Vũ Hán nghỉ ngơi chỉnh đốn. Khi về nhà, chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới, ông từ chối cuộc hôn sự này. Sau này, để trốn tránh hôn sự này, Lâm Bưu vội vàng kết hôn cùng Lưu Tân Dân (Trương Mai). Uông gia vô cùng phẫn nộ, nhưng lại không làm gì được.
Trương Mai, người vợ chính thức đầu tiên của Lâm Bưu. Trương Mai tên thật là Lưu Tân Dân, người Mễ Chi, Thiểm Bắc, cô xinh đẹp tới nỗi được mọi người gọi là “bông hoa của Thiểm Bắc”. Trương Mai là một cô gái vui vẻ, hoạt bát còn Lâm Bưu lại ít nói, thường chỉ ngồi một chỗ. Sau khi Bình Hình Quan bị ngộ thương, Lâm Bưu càng trở nên khó chịu. Sự hoạt bát của Trương Mai khiến Lâm Bưu thấy phản cảm, chính vì vậy Lâm Bưu thường nổi giận vô cớ. Tháng 1 năm 1942 hai người chính thức ly hôn.
Người phụ nữ khiến trái tim Lâm Bưu rung động nhất là Tôn Duy Thế. Cha của Tôn Duy Thế là Tôn Bính Văn, một đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Trung Quốc, từng là người nhận Chu Ân Lai làm chủ nhiệm khoa chính trị trường quân sự Hoàng Phố, bạn thân của Chu Ân Lai, Châu Đức Đô. Sau cuộc đảo chính “412”, Tôn Bính Văn bị Tưởng Giới Thạch giết chết ở Long Hoa Thượng Hải. Chu Ân Lai không có con nên ông đã nhận Tôn Duy Thế làm con nuôi.
Tôn Duy Thế là một cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, am hiểu nghệ thuật. Năm 18 tuổi được Mao Trạch Đông cử đi học tại trường Đại học Đông Phương, Moscow và khoa biểu diễn Học viện Kịch Moscow. Khi đó, Lâm Bưu cũng đang ở Moscow dưỡng thương. Trong một lần sinh hoạt tập thể, Lâm Bưu đã phải lòng Tôn Duy Thế.
Không lâu sau Lâm Bưu nhận được mệnh lệnh của Trung ương yêu cầu ông mau chóng về nước để ra tiền tuyến kháng Nhật. Lâm Bưu nài nỉ Tôn Duy Thế cùng về nước với ông, nhưng cô đã khéo léo từ chối: “Em vẫn chưa tốt nghiệp, em muốn trân trọng cơ hội hiếm có này, em không thể về nước được.” Tuyệt vọng vì bị cô từ chối, tháng 2 năm 1942 Lâm Bưu trở về Diên An một mình.
Người vợ thứ hai của Lâm Bưu là Diệp Quần. Tên thật của Diệp Quần là Diệp Tịnh Nghi, kém Lâm Bưu 19 tuổi. Trước đây cô học ở khối trung học của trường Đại học Sư Phạm Bắc Kinh. Diệp Quần là con nhà quyền quý, lại ở thành phố lớn, có học thức, có hiểu biết, biết cách cư xử. Trong những ngày đầu kháng chiến, cô là phát thanh viên tại đài truyền hình dưới quyền Quốc Dân Đảng. Sau một thời gian tiếp xúc không lâu, Diệp Tĩnh Nghi phát hiện ra vợ cũ của Lâm Bưu tên là Uông Tịnh Nghi nên rất tức giận và đổi tên thành Diệp Quần.
Những buổi đầu của cuộc cách mạng, bạn học của Diệp Quần là Nghiêm Úy Băng đã nhiều lần viết thư nặc danh vạch trần quá khứ của Diệp Quần. Việc này khiến quý phủ của Lâm Bưu suốt ngày lo lắng không yên, bèn yêu cầu công an định ngày phá án. Để trả lại sự trong trắng cho Diệp Quần, năm 1966 Lâm Bưu đã mở một cuộc họp chuyên môn và viết “tuyên bố đồng trinh” cho Diệp Quần.