50 năm trước, ngày 17/1/1966, Mỹ làm rơi 4 bom nhiệt hạch xuống Tây Ban Nha gây rúng động dư luận. Khi đó, máy bay ném bom B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Seymour Johnson ở North Carolina ngày 16/1/1966.Chiếc máy bay này có nhiệm vụ lặp đi lặp lại hành trình từ Bắc Carolina đi vòng quanh Địa Trung Hải trước khi trở về Mỹ. Đây là một phần trong chiến dịch lớn diễn ra trong 6 năm có tên gọi Vòm Chrome.Vào thời điểm đó, máy bay ném bom B-52 trên là một trong số nhiều máy bay ném bom mà Mỹ đã triển khai được trang bị vũ khí hạt nhân hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày, nhằm răn đe Liên Xô không tổ chức tấn công hạt nhân phủ đầu.Trong chuyến hành trình xuất phát từ ngày 16/1 đó, một máy bay ném bom B-52 đã va chạm với máy bay tiếp dầu gây ra vụ nổ lớn khiến 4 phi công trên máy bay tiếp dầu và 3 người trên chiếc B-52 thiệt mạng. Hai chiếc máy bay xấu số trên cũng vỡ thành nhiều mảnh nhỏ.Sau đó, 4 quả bom nhiệt hạch B28 trên máy bay B-52 rơi gần một ngôi làng đánh cá ở Palomares, Tây Ban Nha. Nếu như 4 quả bom trên phát nổ thì hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp, cướp đi sinh mạng của nhiều người.May mắn là 2 quả bom trong số đó tiếp đất bằng dù một cách an toàn. Tuy nhiên, 2 quả bom còn lại rơi thẳng xuống đất, bị vỡ và gây ra bụi phóng xạ do dù không được mở.Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Mỹ đã triển khai nhiệm vụ dọn dẹp, làm sạch plutonium trong các tên lửa, gây ô nhiễm một vùng rộng 2 km2 ở khu vực bãi biển Palomares, Tây Ban Nha - nơi diễn ra sự cố bom nhiệt hạch trên. Đặc biệt, các chuyên gia nhanh chóng tìm kiếm những quả bom nhiệt hạch.Sau 24 giờ tìm kiếm, các chuyên gia tìm được 3 quả bom nhiệt hạch rơi ở Palomares. Một quả bom còn lại rơi xuống biển và được tìm thấy 4 tháng sau đó.Rất nhiều nhân chứng ở Palomares đã chứng kiến sự cố bom nhiệt hạch trên. Trong số đó, một nhân chứng cho hay bầu trời ngày hôm đó giống như "mưa lửa".Vào năm 2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp - Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha đã ký tuyên bố về việc làm sạch vùng Palomares bị ô nhiễm plutonium kể từ sự kiện Mỹ rơi bom nhiệt hạch 50 năm trước.
50 năm trước, ngày 17/1/1966, Mỹ làm rơi 4 bom nhiệt hạch xuống Tây Ban Nha gây rúng động dư luận. Khi đó, máy bay ném bom B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Seymour Johnson ở North Carolina ngày 16/1/1966.
Chiếc máy bay này có nhiệm vụ lặp đi lặp lại hành trình từ Bắc Carolina đi vòng quanh Địa Trung Hải trước khi trở về Mỹ. Đây là một phần trong chiến dịch lớn diễn ra trong 6 năm có tên gọi Vòm Chrome.
Vào thời điểm đó, máy bay ném bom B-52 trên là một trong số nhiều máy bay ném bom mà Mỹ đã triển khai được trang bị vũ khí hạt nhân hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày, nhằm răn đe Liên Xô không tổ chức tấn công hạt nhân phủ đầu.
Trong chuyến hành trình xuất phát từ ngày 16/1 đó, một máy bay ném bom B-52 đã va chạm với máy bay tiếp dầu gây ra vụ nổ lớn khiến 4 phi công trên máy bay tiếp dầu và 3 người trên chiếc B-52 thiệt mạng. Hai chiếc máy bay xấu số trên cũng vỡ thành nhiều mảnh nhỏ.
Sau đó, 4 quả bom nhiệt hạch B28 trên máy bay B-52 rơi gần một ngôi làng đánh cá ở Palomares, Tây Ban Nha. Nếu như 4 quả bom trên phát nổ thì hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp, cướp đi sinh mạng của nhiều người.
May mắn là 2 quả bom trong số đó tiếp đất bằng dù một cách an toàn. Tuy nhiên, 2 quả bom còn lại rơi thẳng xuống đất, bị vỡ và gây ra bụi phóng xạ do dù không được mở.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Mỹ đã triển khai nhiệm vụ dọn dẹp, làm sạch plutonium trong các tên lửa, gây ô nhiễm một vùng rộng 2 km2 ở khu vực bãi biển Palomares, Tây Ban Nha - nơi diễn ra sự cố bom nhiệt hạch trên. Đặc biệt, các chuyên gia nhanh chóng tìm kiếm những quả bom nhiệt hạch.
Sau 24 giờ tìm kiếm, các chuyên gia tìm được 3 quả bom nhiệt hạch rơi ở Palomares. Một quả bom còn lại rơi xuống biển và được tìm thấy 4 tháng sau đó.
Rất nhiều nhân chứng ở Palomares đã chứng kiến sự cố bom nhiệt hạch trên. Trong số đó, một nhân chứng cho hay bầu trời ngày hôm đó giống như "mưa lửa".
Vào năm 2015, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp - Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha đã ký tuyên bố về việc làm sạch vùng Palomares bị ô nhiễm plutonium kể từ sự kiện Mỹ rơi bom nhiệt hạch 50 năm trước.