Nằm ở trung tâm thành phố, hồ Con Rùa, tên gọi dân gian của Công trường Quốc tế, là một trong những cống trình kiến trúc nổi tiếng nhất Sài Gòn được xây trước 1975.Thời điểm bắt đầu xây dựng hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác có thể là năm 1965 hoặc 1967 theo các tài liệu để lại. Người thiết kế hồ Con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.Đầu thập niên 1970, công trình đã hoàn thành, bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, ở giữa là hồ nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm. Trong hồ có bố trí các đài phun nước.Giữa hồ có một bia đá, một khán đài có cầu thang dẫn lên và một đài kỷ niệm gồm 5 cột bê tông cao đỡ một cấu trúc được tạo hình giống như bông hoa với nhiều cánh, nhụy hoa ở giữa.Trước 1975, giữa hồ còn có một hình tượng con rùa bằng hợp kim, trên lưng đỡ tấm bia đá khắc tên các quốc gia đã viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Đây là nguồn gốc của tên gọi hồ Con Rùa trong dân gian.Ban đầu, tên gọi chính thức của hồ Con Rùa là Công trường Chiến sĩ Tự do. Đến năm 1972 thì công trình đổi tên thành Công trường Quốc tế, với ý nghĩa của một đài kỷ niệm các nước đã viện trợ quốc tế cho chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, tên gọi này vẫn giữ nguyên.Hồ Con Rùa cũng gắn với một giai thoại ly kỳ của Sài Gòn trước 1975. Theo đó, khi lên làm Tổng thống năm 1967, ông Nguyễn Văn Thiệu đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng xem thế đất tại Dinh Độc Lập. Người này nói vị trí của dinh là long mạch, trấn yểm đầu rồng. Đuôi con rồng chính là vị trí Công trường Chiến sĩ (hồ Con Rùa sau này), tuy phát hưng vượng, nhưng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền.Để hạn chế nhược điểm này, cần phải trấn yểm bằng cách đặt một con rùa lớn để giữ đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị Tổng thống lâu dài.Vì vậy mà hồ nước hình bát quái với con rùa được xây dựng.Kiến trúc tháp giữa hồ được ví như một chiếc đại đinh đóng xuống đất để yểm đuôi rồng.Ngày nay, ít ai còn quan tâm đến lịch sử đầy uẩn khúc của hồ Con Rùa.Nơi đây đã trở thành một điểm đến ưa thích của giới trẻ do khung cảnh lãng mạn và nhiều tiệm cà phê, hàng quán xung quanh.
Nằm ở trung tâm thành phố, hồ Con Rùa, tên gọi dân gian của Công trường Quốc tế, là một trong những cống trình kiến trúc nổi tiếng nhất Sài Gòn được xây trước 1975.
Thời điểm bắt đầu xây dựng hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác có thể là năm 1965 hoặc 1967 theo các tài liệu để lại. Người thiết kế hồ Con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.
Đầu thập niên 1970, công trình đã hoàn thành, bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, ở giữa là hồ nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm. Trong hồ có bố trí các đài phun nước.
Giữa hồ có một bia đá, một khán đài có cầu thang dẫn lên và một đài kỷ niệm gồm 5 cột bê tông cao đỡ một cấu trúc được tạo hình giống như bông hoa với nhiều cánh, nhụy hoa ở giữa.
Trước 1975, giữa hồ còn có một hình tượng con rùa bằng hợp kim, trên lưng đỡ tấm bia đá khắc tên các quốc gia đã viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Đây là nguồn gốc của tên gọi hồ Con Rùa trong dân gian.
Ban đầu, tên gọi chính thức của hồ Con Rùa là Công trường Chiến sĩ Tự do. Đến năm 1972 thì công trình đổi tên thành Công trường Quốc tế, với ý nghĩa của một đài kỷ niệm các nước đã viện trợ quốc tế cho chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, tên gọi này vẫn giữ nguyên.
Hồ Con Rùa cũng gắn với một giai thoại ly kỳ của Sài Gòn trước 1975. Theo đó, khi lên làm Tổng thống năm 1967, ông Nguyễn Văn Thiệu đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng xem thế đất tại Dinh Độc Lập. Người này nói vị trí của dinh là long mạch, trấn yểm đầu rồng. Đuôi con rồng chính là vị trí Công trường Chiến sĩ (hồ Con Rùa sau này), tuy phát hưng vượng, nhưng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền.
Để hạn chế nhược điểm này, cần phải trấn yểm bằng cách đặt một con rùa lớn để giữ đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị Tổng thống lâu dài.
Vì vậy mà hồ nước hình bát quái với con rùa được xây dựng.
Kiến trúc tháp giữa hồ được ví như một chiếc đại đinh đóng xuống đất để yểm đuôi rồng.
Ngày nay, ít ai còn quan tâm đến lịch sử đầy uẩn khúc của hồ Con Rùa.
Nơi đây đã trở thành một điểm đến ưa thích của giới trẻ do khung cảnh lãng mạn và nhiều tiệm cà phê, hàng quán xung quanh.