Trong tiểu thuyết võ hiệp, khi miêu tả các cao thủ võ lâm ban đêm đi thám thính hoặc đột nhập vào nơi nào, nhà văn đều tả rằng họ dùng thuật “ phi thiềm tẩu bích” chạy trên nóc nhà, bờ tường mà đến.Vì sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp nên cụm từ phi thiềm tẩu bích cũng được nhiều người biết đến dù ý nghĩa của nó thì chưa chắc tất cả mọi người đã thấu suốt. Nhưng mặt khác cũng lại có người cho rằng đó chỉ là cái tên do các nhà văn bịa ra mà thôi.Sự thực thì trong kho tàng võ học cổ nhân truyền lại đến nay có một môn gọi là phi thiềm tẩu bích thật. Nó thuộc dòng các môn khinh thân công, tức là luyện cho thân thể nhẹ nhàng. Trong sách "Phương pháp luyện ngạnh công và nhuyễn công" do Nxb Long An ấn hành năm 1990, chính võ sư Hàng Thanh có nhắc đến sự tồn tại của nó.Võ sư Hàng Thanh viết: “Thường trong những thiên ký sự hay tiểu thuyết võ hiệp, cổ nhân thuật tả những trang hiệp sĩ hoặc những đạo tặc... đều có võ công cao cường, phi thiềm tẩu bích ra vào thành cao hào rộng mà đối với người thường thì là những trở ngại khó có thể vượt qua, ấy là những công phu tuyệt hảo của võ lâm chứ chẳng phải hoàn toàn là chuyện bịa chơi của các nhà văn".Tuy vậy, đến ngày nay, thuật phi thiềm tẩu bích chỉ còn rất ít môn phái lưu giữ và những người luyện thành cũng lại càng ít. Họa may có lẽ chỉ còn các võ tăng ở Thiếu Lâm là vẫn thường xuyên rèn luyện môn này.Theo từ điển mở Baike của mạng Baidu, phi thiềm tẩu bích còn có tên khác là hoành bài bát bộ, là một môn thuộc dòng khinh công. Phương pháp tập luyện của nó khá đơn giản. Khởi sự luyện thì may những túi dày bên trong chứa các hạt mạt sắt để đeo vào hai cánh tay và hai chân cho nặng rồi mỗi ngày vào lúc hoàng hôn thì tìm một cái bờ tường mà tập.Việc đeo thêm túi mạt sắt là để ép cho thân thể phải mang theo vật nặng mà tập thì đến khi bỏ vật nặng ra sẽ chạy nhảy như chim. Việc này cũng cùng một nguyên lý như chuyện Phạm Ngũ Lão đổ cát vào ống quần tập nhảy trước khi vào cung thi võ trong lịch sử nước ta.Bắt đầu tập luyện thì trước hết lấy đà rồi phi lên bờ tường và chạy ngang thân theo mặt phẳng bờ tường. Hai chân thay nhau bước tới cho đến khi nào thân hết đà buộc phải nhảy xuống đất. Lại tiếp tục quay trở lại lấy sức lặp lại động tác.Bất luận là ai, hễ sức còn cường tráng, đều có thể chạy như vậy được 2, 3 bước thậm chí có người chạy được 3 bước. Cùng với quá trình luyện tập, tăng dần lượng mạt sắt mang theo chân tay. Sau một năm kiên trì luyện tập, có thể chạy ngang trên tường được 8 bước.Đến lúc này thì cơ thể đã rất nhẹ. Vẫn tiếp tục kiên trì luyện tập như vậy và tăng dần lượng mạt sắt lên đến 5 kg thì một năm sau có thể chạy ngang được hơn 8 bước và lúc đó có thể bước vào giai đoạn 3 của công phu là chuyển từ chạy ngang thành chạy xéo lên trên.Để có thể chạy xéo lên phía trên thì phải luyện thêm cách lắc hai cánh tay để điều khiển. Khi đó, thân vẫn chạy ngang nhưng tay trái lắc xuống phía dưới bên trái, tay phải cũng lắc về hướng bên trái rồi thân cũng theo hướng chính vị của tường mà chạy lên.Khi mang theo mạt sắt mà có thể chạy được hơn 8 bước trên tường thì bỏ các túi đựng mạt sắt ra, thân thể nhẹ như vượn, có thể chạy qua tường dễ dàng như trên đất bằng.
Trong tiểu thuyết võ hiệp, khi miêu tả các cao thủ võ lâm ban đêm đi thám thính hoặc đột nhập vào nơi nào, nhà văn đều tả rằng họ dùng thuật “ phi thiềm tẩu bích” chạy trên nóc nhà, bờ tường mà đến.
Vì sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp nên cụm từ phi thiềm tẩu bích cũng được nhiều người biết đến dù ý nghĩa của nó thì chưa chắc tất cả mọi người đã thấu suốt. Nhưng mặt khác cũng lại có người cho rằng đó chỉ là cái tên do các nhà văn bịa ra mà thôi.
Sự thực thì trong kho tàng võ học cổ nhân truyền lại đến nay có một môn gọi là phi thiềm tẩu bích thật. Nó thuộc dòng các môn khinh thân công, tức là luyện cho thân thể nhẹ nhàng. Trong sách "Phương pháp luyện ngạnh công và nhuyễn công" do Nxb Long An ấn hành năm 1990, chính võ sư Hàng Thanh có nhắc đến sự tồn tại của nó.
Võ sư Hàng Thanh viết: “Thường trong những thiên ký sự hay tiểu thuyết võ hiệp, cổ nhân thuật tả những trang hiệp sĩ hoặc những đạo tặc... đều có võ công cao cường, phi thiềm tẩu bích ra vào thành cao hào rộng mà đối với người thường thì là những trở ngại khó có thể vượt qua, ấy là những công phu tuyệt hảo của võ lâm chứ chẳng phải hoàn toàn là chuyện bịa chơi của các nhà văn".
Tuy vậy, đến ngày nay, thuật phi thiềm tẩu bích chỉ còn rất ít môn phái lưu giữ và những người luyện thành cũng lại càng ít. Họa may có lẽ chỉ còn các võ tăng ở Thiếu Lâm là vẫn thường xuyên rèn luyện môn này.
Theo từ điển mở Baike của mạng Baidu, phi thiềm tẩu bích còn có tên khác là hoành bài bát bộ, là một môn thuộc dòng khinh công. Phương pháp tập luyện của nó khá đơn giản. Khởi sự luyện thì may những túi dày bên trong chứa các hạt mạt sắt để đeo vào hai cánh tay và hai chân cho nặng rồi mỗi ngày vào lúc hoàng hôn thì tìm một cái bờ tường mà tập.
Việc đeo thêm túi mạt sắt là để ép cho thân thể phải mang theo vật nặng mà tập thì đến khi bỏ vật nặng ra sẽ chạy nhảy như chim. Việc này cũng cùng một nguyên lý như chuyện Phạm Ngũ Lão đổ cát vào ống quần tập nhảy trước khi vào cung thi võ trong lịch sử nước ta.
Bắt đầu tập luyện thì trước hết lấy đà rồi phi lên bờ tường và chạy ngang thân theo mặt phẳng bờ tường. Hai chân thay nhau bước tới cho đến khi nào thân hết đà buộc phải nhảy xuống đất. Lại tiếp tục quay trở lại lấy sức lặp lại động tác.
Bất luận là ai, hễ sức còn cường tráng, đều có thể chạy như vậy được 2, 3 bước thậm chí có người chạy được 3 bước. Cùng với quá trình luyện tập, tăng dần lượng mạt sắt mang theo chân tay. Sau một năm kiên trì luyện tập, có thể chạy ngang trên tường được 8 bước.
Đến lúc này thì cơ thể đã rất nhẹ. Vẫn tiếp tục kiên trì luyện tập như vậy và tăng dần lượng mạt sắt lên đến 5 kg thì một năm sau có thể chạy ngang được hơn 8 bước và lúc đó có thể bước vào giai đoạn 3 của công phu là chuyển từ chạy ngang thành chạy xéo lên trên.
Để có thể chạy xéo lên phía trên thì phải luyện thêm cách lắc hai cánh tay để điều khiển. Khi đó, thân vẫn chạy ngang nhưng tay trái lắc xuống phía dưới bên trái, tay phải cũng lắc về hướng bên trái rồi thân cũng theo hướng chính vị của tường mà chạy lên.
Khi mang theo mạt sắt mà có thể chạy được hơn 8 bước trên tường thì bỏ các túi đựng mạt sắt ra, thân thể nhẹ như vượn, có thể chạy qua tường dễ dàng như trên đất bằng.