Một dịch bệnh khiến hàng nghìn người chết xảy ra ở Liên Xô vào đầu những năm 1930. Ban đầu, những người mắc căn bệnh bí ẩn này được các bác sĩ chẩn đoán là viêm họng do nhiễm trùng.Nguyên do là bởi những người bệnh đều có triệu trứng viêm vọng kèm theo amidan có dấu hiệu hoại tử và hơi thở có mùi hôi khó chịu.Về sau, bệnh nhân bị chảy máu nướu, miệng và mũi. Do không tìm ra phương pháp điều trị nên nhiều người tử vong.Những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận ở vùng Urals, Kazakhstan và Siberia. Sau đó, trong vài năm, dịch bệnh bí ẩn này xuất hiện tại nhiều khu vực khác ở Liên Xô.Số ca bệnh tăng lên nhanh chóng. Ban đầu, dịch bệnh nguy hiểm ghi nhận có vài trăm trường hợp mắc phải. Thế nhưng, đến đầu những năm 1940, khoảng 25.000 người được ghi nhận mắc căn bệnh bí ẩn đó.Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra căn bệnh khiến hàng nghìn người thiệt mạng.Cụ thể, các chuyên gia phát hiện căn bệnh đoạt mạng hàng nghìn người trên có liên quan đến nhiễm độc hệ tuần hoàn.Vào những năm 1930 - 1940, nông dân ở một số nơi ở Liên Xô sử dụng ngũ cốc đã nảy mầm để ăn.Số ngũ cốc đó bị ảnh hưởng bởi một loại nấm nguy hiểm (Fusarium sporotrichioides, Fusarium poae). Nhà nghiên cứu A. Drozdov và M. Drozdova cho hay loại nấm trên có chứa chất độc là noin.Chỉ với một lượng nhỏ noin cũng đủ để gây hoại tử mô ở con người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, loại độc tố này chịu được lượng nhiệt lớn.Nó có thể giữ được độc tính ngay cả sau khi người dân sử dụng nó làm bánh bánh mì và nướng trong lò ở nhiệt độ cao.Sau khi nguyên nhân căn bệnh được giải mã, các nhà khoa học gọi đó là bệnh aleukia độc. Các bác sĩ tiến hành phân loại aleukia gây độc do nấm là nhiễm độc fusariotoxicosis. Mời độc giả xem video: Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc. Nguồn: THĐT1.
Một dịch bệnh khiến hàng nghìn người chết xảy ra ở Liên Xô vào đầu những năm 1930. Ban đầu, những người mắc căn bệnh bí ẩn này được các bác sĩ chẩn đoán là viêm họng do nhiễm trùng.
Nguyên do là bởi những người bệnh đều có triệu trứng viêm vọng kèm theo amidan có dấu hiệu hoại tử và hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Về sau, bệnh nhân bị chảy máu nướu, miệng và mũi. Do không tìm ra phương pháp điều trị nên nhiều người tử vong.
Những ca bệnh đầu tiên được ghi nhận ở vùng Urals, Kazakhstan và Siberia. Sau đó, trong vài năm, dịch bệnh bí ẩn này xuất hiện tại nhiều khu vực khác ở Liên Xô.
Số ca bệnh tăng lên nhanh chóng. Ban đầu, dịch bệnh nguy hiểm ghi nhận có vài trăm trường hợp mắc phải. Thế nhưng, đến đầu những năm 1940, khoảng 25.000 người được ghi nhận mắc căn bệnh bí ẩn đó.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra căn bệnh khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Cụ thể, các chuyên gia phát hiện căn bệnh đoạt mạng hàng nghìn người trên có liên quan đến nhiễm độc hệ tuần hoàn.
Vào những năm 1930 - 1940, nông dân ở một số nơi ở Liên Xô sử dụng ngũ cốc đã nảy mầm để ăn.
Số ngũ cốc đó bị ảnh hưởng bởi một loại nấm nguy hiểm (Fusarium sporotrichioides, Fusarium poae). Nhà nghiên cứu A. Drozdov và M. Drozdova cho hay loại nấm trên có chứa chất độc là noin.
Chỉ với một lượng nhỏ noin cũng đủ để gây hoại tử mô ở con người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, loại độc tố này chịu được lượng nhiệt lớn.
Nó có thể giữ được độc tính ngay cả sau khi người dân sử dụng nó làm bánh bánh mì và nướng trong lò ở nhiệt độ cao.
Sau khi nguyên nhân căn bệnh được giải mã, các nhà khoa học gọi đó là bệnh aleukia độc. Các bác sĩ tiến hành phân loại aleukia gây độc do nấm là nhiễm độc fusariotoxicosis.
Mời độc giả xem video: Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc. Nguồn: THĐT1.