Có giả định cho rằng khi nằm ngủ, giấc mơ sẽ giúp linh hồn con người thoát xác để bước sang những thế giới hiện thực khác. Còn một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra cách chúng ta lưu giữ những giấc mơ và đưa ra lời giải vì sao một số người không thể nhớ lại được giấc mơ của mình vào sáng hôm sau - là do hoạt động của não bộ. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp chính thức và xác thực về chuyện vì sao con người lại nằm mơ.
Ở series ảnh thử nghiệm mang tên "In Dreams" (Trong những giấc mơ), nghệ sĩ thị giác Kalliope Amorphous sử dụng kỹ thuật phơi sáng chồng nhằm "đóng băng" khoảnh khắc hoạt động của con người. Kết quả mang đến những tấm ảnh ma quái ghi lại "làn khói di chuyển" - được cho là giống như trong các giấc mơ hư ảo. Vậy chúng ta biết gì về giấc mơ?
Các nhà khoa học cho rằng, người có chỉ số IQ càng cao thì càng dễ ngủ mơ. Một người trung bình ngủ mơ từ 4 đến 7 lần trong một đêm. Chỉ 5 phút sau khi tỉnh dậy, bạn đã quên mất 50% giấc mơ của mình. 10 phút tiếp theo, 90% các giấc mơ sẽ biến mất khỏi trí nhớ.
Mọi người đều mơ, chỉ ngoại trừ những ai mắc chứng rối loạn tâm lý vô cùng trầm trọng.
Nếu bạn nghĩ rằng mình không mơ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã quên mất chúng.
Ở một số trường hợp, đánh thức người đang mơ giữa chừng có thể gây tâm lý khó chịu, cáu gắt, thậm chí dẫn đến rối loạn thần kinh.
Có giả định cho rằng khi nằm ngủ, giấc mơ sẽ giúp linh hồn con người thoát xác để bước sang những thế giới hiện thực khác. Còn một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra cách chúng ta lưu giữ những giấc mơ và đưa ra lời giải vì sao một số người không thể nhớ lại được giấc mơ của mình vào sáng hôm sau - là do hoạt động của não bộ. Thế nhưng, chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp chính thức và xác thực về chuyện vì sao con người lại nằm mơ.
Ở series ảnh thử nghiệm mang tên "In Dreams" (Trong những giấc mơ), nghệ sĩ thị giác Kalliope Amorphous sử dụng kỹ thuật phơi sáng chồng nhằm "đóng băng" khoảnh khắc hoạt động của con người. Kết quả mang đến những tấm ảnh ma quái ghi lại "làn khói di chuyển" - được cho là giống như trong các giấc mơ hư ảo. Vậy chúng ta biết gì về giấc mơ?
Các nhà khoa học cho rằng, người có chỉ số IQ càng cao thì càng dễ ngủ mơ. Một người trung bình ngủ mơ từ 4 đến 7 lần trong một đêm. Chỉ 5 phút sau khi tỉnh dậy, bạn đã quên mất 50% giấc mơ của mình. 10 phút tiếp theo, 90% các giấc mơ sẽ biến mất khỏi trí nhớ.
Mọi người đều mơ, chỉ ngoại trừ những ai mắc chứng rối loạn tâm lý vô cùng trầm trọng.
Nếu bạn nghĩ rằng mình không mơ, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã quên mất chúng.
Ở một số trường hợp, đánh thức người đang mơ giữa chừng có thể gây tâm lý khó chịu, cáu gắt, thậm chí dẫn đến rối loạn thần kinh.