Năm 1942, người ta tìm thấy hàng trăm bộ xương tại hồ Roopkund (Ấn Độ) nằm trong dãy Himalaya. Trong vòng hơn 60 năm, không ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra với những bộ xương này. Kể từ khi phát hiện, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau nhưng cho đến năm 2004, họ mới làm sáng tỏ được bí ẩn hồ xương người Roopkund. Theo đó, trận bão lớn kèm theo mưa đá đã gây ra cái chết khủng khiếp của hàng trăm người.
Năm 1942, một nhân viên an ninh lần đầu phát hiện ra các bộ xương ở hồ Roopkund tại khu vực những ngọn núi. Trước đó, nước hồ Roopkund đóng băng nên không hề phát hiện ra điều gì bất thường. Nhưng mỗi năm, băng bắt đầu tan, nhiều bộ xương dần lộ ra tại khu vực này.
Vào thời điểm Chiến tranh thế giới II, một số người cho rằng đó là thi thể của binh lính Nhật Bản. Nhưng kết quả giám định xương lại cho thấy, những hài cốt này ít nhất đã 100 năm tuổi. Do vậy, người ta hoài nghi đó là những bộ xương của một đội quân đến từ Kashmir đã mất tích trong chuyến hành quân ở dãy Himalaya vào năm 1841.
Từ những số liệu ngày tháng và số người tử vong, một số chuyên gia đưa ra hàng loạt giả thuyết lý giải nguyên nhân như sạt lở đất, các cuộc tấn công bất ngờ của kẻ địch, bệnh tật hay tự sát tập thể...
Trong những năm 1960, người ta lại tiếp tục phát hiện được những bộ xương khác. Tuy nhiên, lần này những bộ hài cốt có niên đại lên đến 500-800 năm tuổi. Vì vậy, giả thuyết những bộ xương trên là của đội quân đến từ Kashmir nhanh chóng bị loại bỏ.
Khi đó, nhiều người tin rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một cuộc xâm lược không thành công của Delhi Sultan vào thế kỷ XIV. Giả thuyết này thuyết phục được không ít người bởi số lượng bộ xương được phát hiện dường như là hậu quả của một cuộc chiến tranh từng xảy ra.
Trong vài thập kỷ tiếp theo, không ai biết chắc chắn những bộ xương nổi ở hồ băng Roopkund là ai và họ đã chết như thế nào. Vì vậy, đến năm 2004, kênh National Geographic đã gửi một đội điều tra và làm bộ phim tài liệu về hồ Roopkund và đưa ra những kết luận khoa học chắc chắn hơn.
Thông qua xét nghiệm DNA, người ta chia khoảng 200 bộ xương được phát hiện thành hai nhóm đối tượng chính. Nhóm thứ nhất là những người hành hương. Nhiều khả năng là một gia đình cố gắng vượt qua dãy núi và đã thuê người dân Mông Cổ dẫn đường, đồng hành cùng họ vượt qua những ngọn núi hiểm trở. Nhóm thứ hai là các bộ xương có tuổi thọ lớn hơn gấp nhiều lần và được xác định là chết vào khoảng 1.200 năm trước.
Cuối cùng, người ta loại trừ các giả thuyết dẫn đến tử vong như sạt lở đất, tự tử và bạo lực thông qua kiểm tra bản chất những chấn thương của nạn nhân. Các vết nứt sau hộp sọ cho thấy tất cả đều chết do một đòn chí mạng từ phía sau đầu. Nó do một vật thể hình tròn cỡ quả bóng gây ra. Thêm vào đó, không có bất kỳ vết thương nào khác trên cơ thể chứng tỏ cú đánh chí mạng này đến từ phía trên. Và lời giải thích hợp lý nhất cho việc rất nhiều người chết do cùng một vết thương vào cùng thời điểm có thể là một thứ gì đó rơi mạnh từ trên trời xuống giống như mưa đá.
Ngoài ra, người dân địa phương còn lưu truyền một số truyền thuyết và bài hát nói về một nhóm du khách đi xuyên qua những ngọn núi nhưng đã không tôn trọng nữ thần núi có tên Nanda nên bị trừng phạt. Nữ thần Nanda đã giết bọn họ bằng trận mưa đá và ném xác xuống hồ. Thực tế, mỗi khi vào mùa băng tan, người ta lại phát hiện được vài bộ xương ở hồ Roopkund. Các chuyên gia mới chỉ tìm ra và tiến hành kiểm tra khoa học đối với 200 bộ xương nhưng họ cho rằng, ẩn dưới lớp đất, băng và tuyết xung quanh khu vực hồ còn có khoảng 600 bộ. Ảnh: Internet.
Năm 1942, người ta tìm thấy hàng trăm bộ xương tại hồ Roopkund (Ấn Độ) nằm trong dãy Himalaya. Trong vòng hơn 60 năm, không ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra với những bộ xương này. Kể từ khi phát hiện, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau nhưng cho đến năm 2004, họ mới làm sáng tỏ được bí ẩn hồ xương người Roopkund. Theo đó, trận bão lớn kèm theo mưa đá đã gây ra cái chết khủng khiếp của hàng trăm người.
Năm 1942, một nhân viên an ninh lần đầu phát hiện ra các bộ xương ở hồ Roopkund tại khu vực những ngọn núi. Trước đó, nước hồ Roopkund đóng băng nên không hề phát hiện ra điều gì bất thường. Nhưng mỗi năm, băng bắt đầu tan, nhiều bộ xương dần lộ ra tại khu vực này.
Vào thời điểm Chiến tranh thế giới II, một số người cho rằng đó là thi thể của binh lính Nhật Bản. Nhưng kết quả giám định xương lại cho thấy, những hài cốt này ít nhất đã 100 năm tuổi. Do vậy, người ta hoài nghi đó là những bộ xương của một đội quân đến từ Kashmir đã mất tích trong chuyến hành quân ở dãy Himalaya vào năm 1841.
Từ những số liệu ngày tháng và số người tử vong, một số chuyên gia đưa ra hàng loạt giả thuyết lý giải nguyên nhân như sạt lở đất, các cuộc tấn công bất ngờ của kẻ địch, bệnh tật hay tự sát tập thể...
Trong những năm 1960, người ta lại tiếp tục phát hiện được những bộ xương khác. Tuy nhiên, lần này những bộ hài cốt có niên đại lên đến 500-800 năm tuổi. Vì vậy, giả thuyết những bộ xương trên là của đội quân đến từ Kashmir nhanh chóng bị loại bỏ.
Khi đó, nhiều người tin rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một cuộc xâm lược không thành công của Delhi Sultan vào thế kỷ XIV. Giả thuyết này thuyết phục được không ít người bởi số lượng bộ xương được phát hiện dường như là hậu quả của một cuộc chiến tranh từng xảy ra.
Trong vài thập kỷ tiếp theo, không ai biết chắc chắn những bộ xương nổi ở hồ băng Roopkund là ai và họ đã chết như thế nào. Vì vậy, đến năm 2004, kênh National Geographic đã gửi một đội điều tra và làm bộ phim tài liệu về hồ Roopkund và đưa ra những kết luận khoa học chắc chắn hơn.
Thông qua xét nghiệm DNA, người ta chia khoảng 200 bộ xương được phát hiện thành hai nhóm đối tượng chính. Nhóm thứ nhất là những người hành hương. Nhiều khả năng là một gia đình cố gắng vượt qua dãy núi và đã thuê người dân Mông Cổ dẫn đường, đồng hành cùng họ vượt qua những ngọn núi hiểm trở. Nhóm thứ hai là các bộ xương có tuổi thọ lớn hơn gấp nhiều lần và được xác định là chết vào khoảng 1.200 năm trước.
Cuối cùng, người ta loại trừ các giả thuyết dẫn đến tử vong như sạt lở đất, tự tử và bạo lực thông qua kiểm tra bản chất những chấn thương của nạn nhân. Các vết nứt sau hộp sọ cho thấy tất cả đều chết do một đòn chí mạng từ phía sau đầu. Nó do một vật thể hình tròn cỡ quả bóng gây ra. Thêm vào đó, không có bất kỳ vết thương nào khác trên cơ thể chứng tỏ cú đánh chí mạng này đến từ phía trên. Và lời giải thích hợp lý nhất cho việc rất nhiều người chết do cùng một vết thương vào cùng thời điểm có thể là một thứ gì đó rơi mạnh từ trên trời xuống giống như mưa đá.
Ngoài ra, người dân địa phương còn lưu truyền một số truyền thuyết và bài hát nói về một nhóm du khách đi xuyên qua những ngọn núi nhưng đã không tôn trọng nữ thần núi có tên Nanda nên bị trừng phạt. Nữ thần Nanda đã giết bọn họ bằng trận mưa đá và ném xác xuống hồ.
Thực tế, mỗi khi vào mùa băng tan, người ta lại phát hiện được vài bộ xương ở hồ Roopkund. Các chuyên gia mới chỉ tìm ra và tiến hành kiểm tra khoa học đối với 200 bộ xương nhưng họ cho rằng, ẩn dưới lớp đất, băng và tuyết xung quanh khu vực hồ còn có khoảng 600 bộ. Ảnh: Internet.