Lễ Obon (Ngày của người chết) ở Nhật Bản diễn ra từ ngày 13 đến 16/7 âm lịch. Giống như lễ Vu Lan ở Việt Nam, Obon cũng liên quan đến tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trong Phật giáo và là dịp để tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành, tưởng nhớ tổ tiên đã khuất. Ảnh: National Geographic.Lễ Obon là một trong 3 dịp lễ lớn tại xứ sở hoa anh đào. Với người Nhật, rằm tháng 7 hàng năm còn là thời gian trở về quê, đoàn tụ cùng người thân, gia đình. Trong lễ Obon, trẻ em Nhật Bản được hóa trang thành các nhân vật nổi tiếng trong văn hóa dân gian như kitsune, geisha, tanuki... Ảnh: National Geographic.Hungry Ghost Festival (Lễ hội ma đói) hay Zhongyuan Festival hoặc Yulanpen Festival diễn ra vào rằm tháng 7, là một trong những lễ hội truyền thống thờ cúng tổ tiên của Trung Quốc. Trong dịp này, nhiều nghi thức đặc biệt được thực hiện để tránh cơn thịnh nộ của hồn ma như đặt bài vị tổ tiên của gia đình lên bàn, thắp hương và chuẩn bị đồ cúng ba lần trong một ngày... Ảnh: Shutter Stock.Ngoài bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của những hồn ma, trong những ngày trăng tròn cuối hè, người Trung Quốc còn thực hiện nghi lễ để tôn vinh, tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã mất như thăm viếng, sửa sang phần mộ, đốt vàng mã... Việc đốt giấy tiền, vàng mã được coi là cách giúp cho cuộc sống của người thân ở thế giới bên kia bớt vất vả, có "của ăn của để". Ảnh: Getty.Lễ hội Baekjung diễn ra vào những ngày giữa tháng 7 âm lịch được coi là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Hàn Quốc. Giống Vu Lan ở Việt Nam, Obon tại Nhật Bản và Zhongyuan của Trung Quốc, Baekjung cũng có nguồn gốc từ Phật giáo và liên quan đến người chết. Tuy nhiên, lễ hội ở xứ kim chi có nhiều yếu tố của một ngày lễ nông nghiệp hơn. Ảnh: Pinterest.Baekjung bắt đầu bằng nghi lễ shaman - các già làng cầu khẩn thần nông, kèm với đó là những điệu múa truyền thống như Hallyangmu, Pyongshinchum. Tiếp đó là phần hội, các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể. Cuối cùng, lễ hội khép lại bằng màn biểu diễn Vũ điệu Năm trống (Obuk-chum), điệu múa truyền thống của nông dân, cũng là lời cầu nguyện cho sức khỏe dồi dào và mùa màng bội thu. Ảnh: Pinterest.Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Ảnh: LXC.Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu trong nhà tổ chức lễ mừng thọ cho những người lớn tuổi. Ảnh: Horasas.
Lễ Obon (Ngày của người chết) ở Nhật Bản diễn ra từ ngày 13 đến 16/7 âm lịch. Giống như lễ Vu Lan ở Việt Nam, Obon cũng liên quan đến tích Mục Kiền Liên cứu mẹ trong Phật giáo và là dịp để tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành, tưởng nhớ tổ tiên đã khuất. Ảnh: National Geographic.
Lễ Obon là một trong 3 dịp lễ lớn tại xứ sở hoa anh đào. Với người Nhật, rằm tháng 7 hàng năm còn là thời gian trở về quê, đoàn tụ cùng người thân, gia đình. Trong lễ Obon, trẻ em Nhật Bản được hóa trang thành các nhân vật nổi tiếng trong văn hóa dân gian như kitsune, geisha, tanuki... Ảnh: National Geographic.
Hungry Ghost Festival (Lễ hội ma đói) hay Zhongyuan Festival hoặc Yulanpen Festival diễn ra vào rằm tháng 7, là một trong những lễ hội truyền thống thờ cúng tổ tiên của Trung Quốc. Trong dịp này, nhiều nghi thức đặc biệt được thực hiện để tránh cơn thịnh nộ của hồn ma như đặt bài vị tổ tiên của gia đình lên bàn, thắp hương và chuẩn bị đồ cúng ba lần trong một ngày... Ảnh: Shutter Stock.
Ngoài bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của những hồn ma, trong những ngày trăng tròn cuối hè, người Trung Quốc còn thực hiện nghi lễ để tôn vinh, tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã mất như thăm viếng, sửa sang phần mộ, đốt vàng mã... Việc đốt giấy tiền, vàng mã được coi là cách giúp cho cuộc sống của người thân ở thế giới bên kia bớt vất vả, có "của ăn của để". Ảnh: Getty.
Lễ hội Baekjung diễn ra vào những ngày giữa tháng 7 âm lịch được coi là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Hàn Quốc. Giống Vu Lan ở Việt Nam, Obon tại Nhật Bản và Zhongyuan của Trung Quốc, Baekjung cũng có nguồn gốc từ Phật giáo và liên quan đến người chết. Tuy nhiên, lễ hội ở xứ kim chi có nhiều yếu tố của một ngày lễ nông nghiệp hơn. Ảnh: Pinterest.
Baekjung bắt đầu bằng nghi lễ shaman - các già làng cầu khẩn thần nông, kèm với đó là những điệu múa truyền thống như Hallyangmu, Pyongshinchum. Tiếp đó là phần hội, các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể. Cuối cùng, lễ hội khép lại bằng màn biểu diễn Vũ điệu Năm trống (Obuk-chum), điệu múa truyền thống của nông dân, cũng là lời cầu nguyện cho sức khỏe dồi dào và mùa màng bội thu. Ảnh: Pinterest.
Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, mọi gia đình theo đạo Phật ở Campuchia tụ tập cùng nhau tổ chức lễ Pchum Ben để tưởng niệm người chết. Vào thời gian này, các nhà sư sẽ tụng kinh liên tục ngày đêm để mở cổng địa ngục. Ảnh: LXC.
Người thân trong gia đình mang đồ ăn như gạo nếp và đậu gói trong lá chuối, dâng những giỏ hoa để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Đây cũng là dịp con cháu trong nhà tổ chức lễ mừng thọ cho những người lớn tuổi. Ảnh: Horasas.