Vào tuần trăng đầu tiên sau tiết Xuân phân (cuối tháng Ba), người Babylon - nền văn minh cổ đại nổi tiếng vùng Lưỡng Hà - sẽ tiến hành lễ đón năm mới kéo dài nhiều ngày với tên gọi Akitu - nhằm tôn vinh sự tái sinh của thế giới tự nhiên. Nghi lễ này được thực hành từ khoảng năm 2000 TCN, được cho là đã được gắn bó sâu sắc với tôn giáo và thần thoại Babylon. Trong lễ Akitu, tượng của các vị thần được diễu hành qua các đường phố thành phố trong sự cuồng nhiệt của các cư dân.Nét đặc sắc nhất của lễ Akitu là một nghi thức mà hoàng đế Babylon sẽ là nhân vật chính. Nhà vua sẽ được đưa ra trước một bức tượng của thần Marduk, cởi bỏ y phục hoàng gia của mình và thề danh dự rằng sẽ dẫn dắt vương quốc thịnh vượng. Một thầy tế sau đó sẽ tát và kéo tai vua nhằm làm cho ông khóc. Nước mắt của vua được xem là dấu hiệu cho thấy thần Marduk đã hài lòng và sẽ phù hộ cho sự cai trị của vua.Vào giai đoạn đầu, người La Mã tiền hành nghi lễ đón năm mới vào tiết Xuân phân, sau đó chuyển về ngày mùng 1 tháng 1 từ cuối thời Cộng hòa. Đối với người La Mã, tháng 1 mang một ý nghĩa đặc biệt. Tên của nó được bắt nguồn từ vị thần hai mặt Janus, tượng trưng cho sự thay đổi và khởi đầu. Hai khuôn mặt của thần Janus được coi là nhìn lại cái cũ đã qua và cái cái mới ở phía trước, dần dần được gắn liền với sự chuyển đổi từ năm này sang năm tiếp theo.Cư dân La Mã sẽ chào đón ngày 1/1 bằng cách cúng dường cho thần Janus với hy vọng đạt được sự may mắn cho năm mới. Trong ngày này, bạn bè và hàng xóm sẽ tặng quà cho nhau, thường là những món ăn làm từ trái vả và mật ong, và trao đổi những lời chúc tụng. Họ cũng làm việc một cách tượng trưng trong ngày đầu năm mới, vì sự biếng nhác đầu năm được coi là một điềm xấu cho cả năm.Văn hóa Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nile, và năm mới của người Ai Cập cũng tương ứng với mùa lũ lụt hàng năm. Theo nhà văn La Mã Censorinus, năm mới của Ai Cập đã được dự đoán khi Sirius - ngôi sao sáng trong bầu trời đêm được nhìn thấy sau khi một giai đoạn vắng mặt 70 ngày. Hiện tượng này thường xảy ra vào giữa tháng 7 Dương lịch, ngay trước kỳ ngập lụt hàng năm của sông Nile đem lại sự màu mỡ cho đất nông nghiệp vào năm sau.Người Ai Cập sẽ ăn mừng khởi đầu mới này với một lễ hội gọi là Wepet Renpet, có nghĩa là "mở đầu của năm". Lễ hội này sẽ diễn ra với những nghi lễ tôn giáo đặc biệt. Dân chúng sẽ ăn mừng với âm nhạc, hoạt động vui chơi và tiệc rượu.Tết Nguyên Đán là một ngày lễ mừng năm mới ở Trung Quốc cổ đại. Nghi lễ này được cho là bắt đầu vào thời nhà Thương, khoảng 3.000 năm trước, được đánh dấu bằng ngày 1/1 Âm lịch (tương ứng với cuối tháng 1, đầu tháng 2 Dương lịch). Mỗi năm, Tết Nguyên Đán được kết hợp với một trong 12 loài động vật hoàng đạo theo thứ tự: chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn.Trong dịp Tết Nguyên Đán, người dân sẽ có một kỳ nghỉ dài. Dân chúng sẽ dọn sạch nhà cửa và trang trí với màu đỏ nhằm đem lại may mắn. Đây là dịp tri ân tổ tiên và các bậc tiền bối cũng như thăm hỏi người thân, họ hàng quan trọng nhất trong năm. Từ thế kỷ thứ 10 có thêm tục đốt pháo nổ, điều được cho là sẽ xua đuổi các loại tà ma.Lễ Nowruz (Ngày Mới) là một nghi lễ đón năm mới của người Ba Tư cổ đại vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Đây là một lễ hội kéo dài 13 ngày vào dịp Xuân phân (tháng 3), được cho là có nguồn gốc từ nghi lễ của Hỏa giáo (Zoroastrian). Các nhà sử học tin rằng việc cử hành nghi lễ này đã được tiến hành từ thế kỷ 6 TCN.Lễ Nowruz nhấn mạnh vào sự tái sinh, được biểu hiện bằng sự trở lại của mùa xuân. Trong ngày lễ này, nhà vua sẽ sử dụng những ngày nghỉ để tổ chức tiệc chiêu đãi xa hoa. Dân chúng sẽ trao đổi quà với các thành viên trong gia đình và hàng xóm, đốt lửa mừng, nhuộm màu các quả trứng và tưới nước để tượng trưng cho sự sáng tạo.
Vào tuần trăng đầu tiên sau tiết Xuân phân (cuối tháng Ba), người Babylon - nền văn minh cổ đại nổi tiếng vùng Lưỡng Hà - sẽ tiến hành lễ đón năm mới kéo dài nhiều ngày với tên gọi Akitu - nhằm tôn vinh sự tái sinh của thế giới tự nhiên. Nghi lễ này được thực hành từ khoảng năm 2000 TCN, được cho là đã được gắn bó sâu sắc với tôn giáo và thần thoại Babylon. Trong lễ Akitu, tượng của các vị thần được diễu hành qua các đường phố thành phố trong sự cuồng nhiệt của các cư dân.
Nét đặc sắc nhất của lễ Akitu là một nghi thức mà hoàng đế Babylon sẽ là nhân vật chính. Nhà vua sẽ được đưa ra trước một bức tượng của thần Marduk, cởi bỏ y phục hoàng gia của mình và thề danh dự rằng sẽ dẫn dắt vương quốc thịnh vượng. Một thầy tế sau đó sẽ tát và kéo tai vua nhằm làm cho ông khóc. Nước mắt của vua được xem là dấu hiệu cho thấy thần Marduk đã hài lòng và sẽ phù hộ cho sự cai trị của vua.
Vào giai đoạn đầu, người La Mã tiền hành nghi lễ đón năm mới vào tiết Xuân phân, sau đó chuyển về ngày mùng 1 tháng 1 từ cuối thời Cộng hòa. Đối với người La Mã, tháng 1 mang một ý nghĩa đặc biệt. Tên của nó được bắt nguồn từ vị thần hai mặt Janus, tượng trưng cho sự thay đổi và khởi đầu. Hai khuôn mặt của thần Janus được coi là nhìn lại cái cũ đã qua và cái cái mới ở phía trước, dần dần được gắn liền với sự chuyển đổi từ năm này sang năm tiếp theo.
Cư dân La Mã sẽ chào đón ngày 1/1 bằng cách cúng dường cho thần Janus với hy vọng đạt được sự may mắn cho năm mới. Trong ngày này, bạn bè và hàng xóm sẽ tặng quà cho nhau, thường là những món ăn làm từ trái vả và mật ong, và trao đổi những lời chúc tụng. Họ cũng làm việc một cách tượng trưng trong ngày đầu năm mới, vì sự biếng nhác đầu năm được coi là một điềm xấu cho cả năm.
Văn hóa Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nile, và năm mới của người Ai Cập cũng tương ứng với mùa lũ lụt hàng năm. Theo nhà văn La Mã Censorinus, năm mới của Ai Cập đã được dự đoán khi Sirius - ngôi sao sáng trong bầu trời đêm được nhìn thấy sau khi một giai đoạn vắng mặt 70 ngày. Hiện tượng này thường xảy ra vào giữa tháng 7 Dương lịch, ngay trước kỳ ngập lụt hàng năm của sông Nile đem lại sự màu mỡ cho đất nông nghiệp vào năm sau.
Người Ai Cập sẽ ăn mừng khởi đầu mới này với một lễ hội gọi là Wepet Renpet, có nghĩa là "mở đầu của năm". Lễ hội này sẽ diễn ra với những nghi lễ tôn giáo đặc biệt. Dân chúng sẽ ăn mừng với âm nhạc, hoạt động vui chơi và tiệc rượu.
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ mừng năm mới ở Trung Quốc cổ đại. Nghi lễ này được cho là bắt đầu vào thời nhà Thương, khoảng 3.000 năm trước, được đánh dấu bằng ngày 1/1 Âm lịch (tương ứng với cuối tháng 1, đầu tháng 2 Dương lịch). Mỗi năm, Tết Nguyên Đán được kết hợp với một trong 12 loài động vật hoàng đạo theo thứ tự: chuột, trâu, hổ, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó và lợn.
Trong dịp Tết Nguyên Đán, người dân sẽ có một kỳ nghỉ dài. Dân chúng sẽ dọn sạch nhà cửa và trang trí với màu đỏ nhằm đem lại may mắn. Đây là dịp tri ân tổ tiên và các bậc tiền bối cũng như thăm hỏi người thân, họ hàng quan trọng nhất trong năm. Từ thế kỷ thứ 10 có thêm tục đốt pháo nổ, điều được cho là sẽ xua đuổi các loại tà ma.
Lễ Nowruz (Ngày Mới) là một nghi lễ đón năm mới của người Ba Tư cổ đại vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Đây là một lễ hội kéo dài 13 ngày vào dịp Xuân phân (tháng 3), được cho là có nguồn gốc từ nghi lễ của Hỏa giáo (Zoroastrian). Các nhà sử học tin rằng việc cử hành nghi lễ này đã được tiến hành từ thế kỷ 6 TCN.
Lễ Nowruz nhấn mạnh vào sự tái sinh, được biểu hiện bằng sự trở lại của mùa xuân. Trong ngày lễ này, nhà vua sẽ sử dụng những ngày nghỉ để tổ chức tiệc chiêu đãi xa hoa. Dân chúng sẽ trao đổi quà với các thành viên trong gia đình và hàng xóm, đốt lửa mừng, nhuộm màu các quả trứng và tưới nước để tượng trưng cho sự sáng tạo.