Trước đó, các nhà khoa học phát hiện 8.000 chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được trang bị vũ khí chết chóc với mũi tên có thể xuyên thủng áo giáp, giết chết kẻ thù chỉ với 1 lần bắn.
Theo một số tài liệu lịch sử, ngay sau khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 246 trước công nguyên, ông đã bắt đầu cho người xây dựng lăng mộ của mình ở gần Tây An, Trung Quốc. Vào những năm 1970, lần đầu tiên các nhà khoa học, chuyên gia khai quật lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc đã phát hiện hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét nhìn sống động như thật.
Những pho tượng đó là các nghệ nhân, người chơi nhạc, quan chức, ngựa và cả binh lính. Xiuzhen Janice Li - nhà khảo cổ thuộc trường đại học University College London (Anh) cho biết khoảng 700.000 công nhân, chủ yếu là những tội nhân hay mắc nợ làm việc suốt ngày đêm để xây dựng lăng mộ cho Tần Thủy Hoàng. Khi xây dựng lăng mộ, Tần Thủy Hoàng chú trọng đến một mục tiêu quan trọng đó là bảo đảm sức mạnh quân sự cũng như những nguồn lực khác sẽ phục vụ mình khi ông sang thế giới bên kia. 8.000 chiến binh đất nung sống động dường như được tạo ra từ nguyên mẫu người thật. Những chiến binh này mặc áo giáp và mang theo kiếm, nỏ...
Do những chiếc nỏ được làm bằng gỗ và tre bị mục nát từ lâu nên không dễ để xác định chính xác những vũ khí cổ xưa đó được làm như thế nào. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia đã tìm được một số bằng chứng về cách chế tạo những mũi tên, cung, nỏ.
Nhà khảo cổ Li và các đồng nghiệp đã kiểm những mũi tên bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Kết quả cho thấy, những vũ khí đó chưa bao giờ được sử dụng trong những trận chiến thực sự. Chúng được tạo ra để đặt trong các ngôi mộ. Nhóm nghiên cứu của ông Li cũng đã phân tích những hiện vật được phát hiện trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng như sự thay đổi kích thước và hình dạng của vũ khí. Từng chi tiết của vũ khí khá thống nhất, vừa khít với nhau, được làm trong khuôn đúc giống nhau, được sản xuất theo những lô nhỏ. Mỗi chi tiết nhỏ của vũ khí cổ xưa đó được lắp ráp lại với nhau trong những phòng nhỏ hoặc phân xưởng. Quy trình đó có thể được một người giám sát. Do đó, một số nhà khảo cổ đưa ra giả thuyết rằng, những vũ khí chết chóc được tìm thấy trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có thể được sản xuất theo "dây chuyền lắp ráp".
Nhà khảo cổ học Marcos Martinon-Torres cho hay quy trình sản xuất vũ khí này khá giống cách mà Tần Thủy Hoàng cai trị đất nước. Vị hoàng đế này bãi bỏ các đặc quyền được thừa hưởng theo dòng máu. Theo đó, dân số được chia thành những nhóm nhỏ và chịu trách nhiệm chung về việc tuân thủ pháp luật. Nếu như người nào trong nhóm đó vi phạm pháp luật thì cả nhóm sẽ phải chịu tội trừ khi cả nhóm khai ra kẻ phạm tội và trừng phạt kẻ ấy.
Thêm vào đó, ông Torres suy đoán rằng, những kỹ thuật sử dụng trong sản xuất vũ khí hủy diệt cho đội quân đất nung có thể đã được những người sản xuất vũ khí cho quân đội của Tần Thủy Hoàng từng áp dụng.
Trước đó, các nhà khoa học phát hiện 8.000 chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được trang bị vũ khí chết chóc với mũi tên có thể xuyên thủng áo giáp, giết chết kẻ thù chỉ với 1 lần bắn.
Theo một số tài liệu lịch sử, ngay sau khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 246 trước công nguyên, ông đã bắt đầu cho người xây dựng lăng mộ của mình ở gần Tây An, Trung Quốc. Vào những năm 1970, lần đầu tiên các nhà khoa học, chuyên gia khai quật lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc đã phát hiện hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét nhìn sống động như thật.
Những pho tượng đó là các nghệ nhân, người chơi nhạc, quan chức, ngựa và cả binh lính. Xiuzhen Janice Li - nhà khảo cổ thuộc trường đại học University College London (Anh) cho biết khoảng 700.000 công nhân, chủ yếu là những tội nhân hay mắc nợ làm việc suốt ngày đêm để xây dựng lăng mộ cho Tần Thủy Hoàng.
Khi xây dựng lăng mộ, Tần Thủy Hoàng chú trọng đến một mục tiêu quan trọng đó là bảo đảm sức mạnh quân sự cũng như những nguồn lực khác sẽ phục vụ mình khi ông sang thế giới bên kia. 8.000 chiến binh đất nung sống động dường như được tạo ra từ nguyên mẫu người thật. Những chiến binh này mặc áo giáp và mang theo kiếm, nỏ...
Do những chiếc nỏ được làm bằng gỗ và tre bị mục nát từ lâu nên không dễ để xác định chính xác những vũ khí cổ xưa đó được làm như thế nào. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia đã tìm được một số bằng chứng về cách chế tạo những mũi tên, cung, nỏ.
Nhà khảo cổ Li và các đồng nghiệp đã kiểm những mũi tên bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Kết quả cho thấy, những vũ khí đó chưa bao giờ được sử dụng trong những trận chiến thực sự. Chúng được tạo ra để đặt trong các ngôi mộ.
Nhóm nghiên cứu của ông Li cũng đã phân tích những hiện vật được phát hiện trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng như sự thay đổi kích thước và hình dạng của vũ khí. Từng chi tiết của vũ khí khá thống nhất, vừa khít với nhau, được làm trong khuôn đúc giống nhau, được sản xuất theo những lô nhỏ.
Mỗi chi tiết nhỏ của vũ khí cổ xưa đó được lắp ráp lại với nhau trong những phòng nhỏ hoặc phân xưởng. Quy trình đó có thể được một người giám sát. Do đó, một số nhà khảo cổ đưa ra giả thuyết rằng, những vũ khí chết chóc được tìm thấy trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có thể được sản xuất theo "dây chuyền lắp ráp".
Nhà khảo cổ học Marcos Martinon-Torres cho hay quy trình sản xuất vũ khí này khá giống cách mà Tần Thủy Hoàng cai trị đất nước. Vị hoàng đế này bãi bỏ các đặc quyền được thừa hưởng theo dòng máu. Theo đó, dân số được chia thành những nhóm nhỏ và chịu trách nhiệm chung về việc tuân thủ pháp luật. Nếu như người nào trong nhóm đó vi phạm pháp luật thì cả nhóm sẽ phải chịu tội trừ khi cả nhóm khai ra kẻ phạm tội và trừng phạt kẻ ấy.
Thêm vào đó, ông Torres suy đoán rằng, những kỹ thuật sử dụng trong sản xuất vũ khí hủy diệt cho đội quân đất nung có thể đã được những người sản xuất vũ khí cho quân đội của Tần Thủy Hoàng từng áp dụng.