Làng Nghi Sơn, xã Quế Hiệp (Quế Sơn, Quảng Nam) nằm lọt thỏm giữa ba mặt là núi, “thọ” ngót 600 tuổi và khu rừng cấm Nghi Sơn có tổng diện tích khoảng 10ha. Ngay từ đầu thế kỷ thứ XV, những lưu dân đầu tiên vùng đất Thanh – Nghệ di cư vào khai cơ, lập nghiệp từ vùng đất hoang vu chỉ toàn là thú dữ, hổ beo, chưa có địa bàn lãnh thổ. Ảnh: Khu rừng Nghi Sơn.Sách “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn và “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An cũng từng chép: làng Nghi Sơn là một trong số những ngôi làng “bàn đạp” của xứ Đàng Trong trong quá trình mở nước về phương Nam của lưu dân người Đại Việt. Trong ảnh: Khu miếu thiêng làng Nghi Sơn. Hiện khu rừng làng Nghi Sơn còn lưu giữ nhiều cây gỗ quý giá hàng trăm năm tuổi, 2-3 người ôm không xuể, có nhiều cây có giá trị hàng trăm triệu đồng như lim, gõ, sơn, quánh, mít nài, nhưng người trong làng không ai dám chặt bán vì nếu chặt sẽ gặp hoạ. Nhiều người trong làng vì có hành động xúc xiểm như tự ý chặt gỗ trong rừng liền sau đó ngả bệnh đến bác sĩ cũng bó tay vì không tìm ra căn nguyên của vấn đề. Ảnh: Làng Nghi Sơn.Ông Đinh Hữu Năm, người trong hội đồng biên soạn lịch sử và văn hóa làng Nghi Sơn luận rằng: Có thể do địa thế sông núi nằm cách biệt, nguồn nước có “cấu tạo” đặc biệt nên giọng nói của nơi đây có sự khác biệt với nơi khác trong vùng Quảng Nam, mà rất gần với giọng nói người miền Nam. Ảnh: Ông Năm đang lý giải về giọng nói đặc biệt "Nam Bộ".Nghi Sơn cách các thôn khác trong xã chỉ một con rạch, con đường nhỏ, do đó chỉ cần một bước chân là vẫn có thể cảm nhận sự khác biệt trong giọng nói. Người trong làng này đều có chung một giọng chất giọng “sệt” tiếng miền Nam. “Cụ thể là làng Nghi Sơn nằm ở địa thế có mạch nước cao nhất nên nguồn nước cũng trong và tinh khiết hơn. Từ đó khi uống nước sẽ ảnh hưởng tới phát âm, chất giọng cũng khác” – ông Năm cho biết. Ảnh: Cuốn sách lịch sử và văn hóa làng Nghi Sơn.Do địa bàn cứ trú là vùng núi hoang vắng, địa thế hiểm trở, đi lại khó khăn, nên cuộc sống của người dân thuở ấy chỉ dựa vào thiên nhiên mà tồn tại. Trong khi đó, thiên nhiên lúc bấy giờ lại rất khắc nghiệt, hoang dã, nên con người cần phải nhờ sự trợ giúp của những thế lực siêu nhiên như thần rừng, thần núi, thần cây. Thậm chí những loài vật ăn thịt người như cọp beo hổ báo cũng được người dân thần thánh hóa xưng tụng là “ông”. Ảnh: Các bô lão trong làng đang làm lễ cúng ông Ba Mươi, thần Rừng, Thần Núi.Bên cạnh giọng nói “lập dị”, vùng đất Nghi Sơn này còn ẩn chứa nhiều điều huyền bí từ những ngày lập làng. Một trong số đó có ngôi Miếu Cấm cùng với khu rừng thiêng “bất khả xâm phạm” của cả làng. Người dân xem khu rừng thiêng này như là “linh hồn” của cả làng. Có người buột miệng nói rằng: “Còn rừng là còn làng, còn dân”. Ảnh: "Luật bất thành văn" làng Nghi Sơn để trước cổng ra vào làng Nghi Sơn.Ở làng còn truyền nhau hương ước bảo vệ rừng để con cháu về sau chiếu theo đó mà thực hiện, tránh sai lầm. Hương ước làng Nghi Sơn quy định: Hết thẩy người dân trong làng không phân biệt già trẻ, nam nữ đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và giáo dục con cháu về sự tôn nghiêm của khu rừng, tránh có hành động chặt phá, lời nói xúc xiểm đến khu rừng. Ai dám đụng vào khu rừng như đốt than, đốn củi thì bị phạt tiền, lúa gạo; nhẹ thì phạt cảnh cáo, nặng hơn thì sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Ảnh: Những địa chỉ linh thiêng của làng Nghi Sơn.Người dân làng không được tùy tiện đốn, chặt cây trong rừng. Mọi người đều có nghĩa vụ phải bảo vệ và truy tố những ai vi phạm đến khu rừng. Đồng thời, làng cũng lập ra đội tuần tra rừng, khi nghe tiếng chặt cây rừng hay có bóng dáng người lạ đi vào rừng là phải bắt giải về “quân cư” để xử phạt. Tùy theo mức độ nặng – nhẹ, ai vi phạm sẽ bị phạt từ 01 ang đến 10 ang lúa. Ảnh: Lễ lệ hằng năm của làng Nghi Sơn.Ông Năm kể, cách đây khoảng gần 40 năm, khi ông còn nhỏ, có mấy thanh niên trong làng tự ý vác rìu vào rừng đốn hạ những cây gỗ cổ thụ đem bán. Nhiều lần vung rìu để chặt cây thì thất bại. Lần thì rìu gãy cán, lần thì chặt trật, lần thì rìu mẻ... và cứ như vậy, họ đành nản lòng rồi bỏ cuộc. “Dường như thần Rừng quở trách vì tự ý ngang nhiên chặt cây mà không xin phép nên không cho chặt. Còn khi dân làng muốn xây dựng công trình làng nào phải làm lễ cúng bái xin thần Rừng, thần sông, thần Núi, thần Cây rồi mới được chặt. Người mà đứng ra chặt phải là người đứng tuổi, có vị thế và tiếng nói trong làng” – ông Năm cho biết thêm. Ảnh: Khung cảnh làng Nghi Sơn. Rừng Miếu Cấm là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn và hầu như chưa có sự đụng chạm của bàn tay con người. Khu rừng với diện tích lên đến 10ha nên mỗi khi vào rừng sẽ dễ dàng bị lạc. Nếu khi bị lạc, người dân có 2 phương án để tìm lối ra. Một là nhìn vào rễ của những cây cổ thụ hướng theo hướng nào thì men theo hướng đó đi thẳng sẽ tìm được hướng ra. Hai là hãy tự dùng nước tiểu của mình để rửa mặt thì ắt sẽ nhìn thấy hướng ánh sáng mặt trời. Ảnh: Một gốc cây cổ thụ linh thiêng của đình làng Nghi Sơn.Sự linh thiêng của khu rừng không chỉ dừng lại ở những quy định nghiêm ngặt của bản hương ước mà trên hết là sự hiên ngang, bất khuất của ngôi làng trong suốt bao năm sừng sững giữa mưa bom, bão táp. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất núi Hòn Tàu thường xuyên phải hứng chịu nhiều trận oanh tạc, tàn phá thảm khốc của bom đạn nhưng lạ kỳ thay, khu rừng Miếu Cấm lại tránh được sự tàn phá ấy. Ảnh: Quang cảnh đình làng Nghi Sơn.
Làng Nghi Sơn, xã Quế Hiệp (Quế Sơn, Quảng Nam) nằm lọt thỏm giữa ba mặt là núi, “thọ” ngót 600 tuổi và khu rừng cấm Nghi Sơn có tổng diện tích khoảng 10ha. Ngay từ đầu thế kỷ thứ XV, những lưu dân đầu tiên vùng đất Thanh – Nghệ di cư vào khai cơ, lập nghiệp từ vùng đất hoang vu chỉ toàn là thú dữ, hổ beo, chưa có địa bàn lãnh thổ. Ảnh: Khu rừng Nghi Sơn.
Sách “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn và “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An cũng từng chép: làng Nghi Sơn là một trong số những ngôi làng “bàn đạp” của xứ Đàng Trong trong quá trình mở nước về phương Nam của lưu dân người Đại Việt. Trong ảnh: Khu miếu thiêng làng Nghi Sơn.
Hiện khu rừng làng Nghi Sơn còn lưu giữ nhiều cây gỗ quý giá hàng trăm năm tuổi, 2-3 người ôm không xuể, có nhiều cây có giá trị hàng trăm triệu đồng như lim, gõ, sơn, quánh, mít nài, nhưng người trong làng không ai dám chặt bán vì nếu chặt sẽ gặp hoạ. Nhiều người trong làng vì có hành động xúc xiểm như tự ý chặt gỗ trong rừng liền sau đó ngả bệnh đến bác sĩ cũng bó tay vì không tìm ra căn nguyên của vấn đề. Ảnh: Làng Nghi Sơn.
Ông Đinh Hữu Năm, người trong hội đồng biên soạn lịch sử và văn hóa làng Nghi Sơn luận rằng: Có thể do địa thế sông núi nằm cách biệt, nguồn nước có “cấu tạo” đặc biệt nên giọng nói của nơi đây có sự khác biệt với nơi khác trong vùng Quảng Nam, mà rất gần với giọng nói người miền Nam. Ảnh: Ông Năm đang lý giải về giọng nói đặc biệt "Nam Bộ".
Nghi Sơn cách các thôn khác trong xã chỉ một con rạch, con đường nhỏ, do đó chỉ cần một bước chân là vẫn có thể cảm nhận sự khác biệt trong giọng nói. Người trong làng này đều có chung một giọng chất giọng “sệt” tiếng miền Nam. “Cụ thể là làng Nghi Sơn nằm ở địa thế có mạch nước cao nhất nên nguồn nước cũng trong và tinh khiết hơn. Từ đó khi uống nước sẽ ảnh hưởng tới phát âm, chất giọng cũng khác” – ông Năm cho biết. Ảnh: Cuốn sách lịch sử và văn hóa làng Nghi Sơn.
Do địa bàn cứ trú là vùng núi hoang vắng, địa thế hiểm trở, đi lại khó khăn, nên cuộc sống của người dân thuở ấy chỉ dựa vào thiên nhiên mà tồn tại. Trong khi đó, thiên nhiên lúc bấy giờ lại rất khắc nghiệt, hoang dã, nên con người cần phải nhờ sự trợ giúp của những thế lực siêu nhiên như thần rừng, thần núi, thần cây. Thậm chí những loài vật ăn thịt người như cọp beo hổ báo cũng được người dân thần thánh hóa xưng tụng là “ông”. Ảnh: Các bô lão trong làng đang làm lễ cúng ông Ba Mươi, thần Rừng, Thần Núi.
Bên cạnh giọng nói “lập dị”, vùng đất Nghi Sơn này còn ẩn chứa nhiều điều huyền bí từ những ngày lập làng. Một trong số đó có ngôi Miếu Cấm cùng với khu rừng thiêng “bất khả xâm phạm” của cả làng. Người dân xem khu rừng thiêng này như là “linh hồn” của cả làng. Có người buột miệng nói rằng: “Còn rừng là còn làng, còn dân”. Ảnh: "Luật bất thành văn" làng Nghi Sơn để trước cổng ra vào làng Nghi Sơn.
Ở làng còn truyền nhau hương ước bảo vệ rừng để con cháu về sau chiếu theo đó mà thực hiện, tránh sai lầm. Hương ước làng Nghi Sơn quy định: Hết thẩy người dân trong làng không phân biệt già trẻ, nam nữ đều có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và giáo dục con cháu về sự tôn nghiêm của khu rừng, tránh có hành động chặt phá, lời nói xúc xiểm đến khu rừng. Ai dám đụng vào khu rừng như đốt than, đốn củi thì bị phạt tiền, lúa gạo; nhẹ thì phạt cảnh cáo, nặng hơn thì sẽ bị đuổi ra khỏi làng. Ảnh: Những địa chỉ linh thiêng của làng Nghi Sơn.
Người dân làng không được tùy tiện đốn, chặt cây trong rừng. Mọi người đều có nghĩa vụ phải bảo vệ và truy tố những ai vi phạm đến khu rừng. Đồng thời, làng cũng lập ra đội tuần tra rừng, khi nghe tiếng chặt cây rừng hay có bóng dáng người lạ đi vào rừng là phải bắt giải về “quân cư” để xử phạt. Tùy theo mức độ nặng – nhẹ, ai vi phạm sẽ bị phạt từ 01 ang đến 10 ang lúa. Ảnh: Lễ lệ hằng năm của làng Nghi Sơn.
Ông Năm kể, cách đây khoảng gần 40 năm, khi ông còn nhỏ, có mấy thanh niên trong làng tự ý vác rìu vào rừng đốn hạ những cây gỗ cổ thụ đem bán. Nhiều lần vung rìu để chặt cây thì thất bại. Lần thì rìu gãy cán, lần thì chặt trật, lần thì rìu mẻ... và cứ như vậy, họ đành nản lòng rồi bỏ cuộc. “Dường như thần Rừng quở trách vì tự ý ngang nhiên chặt cây mà không xin phép nên không cho chặt. Còn khi dân làng muốn xây dựng công trình làng nào phải làm lễ cúng bái xin thần Rừng, thần sông, thần Núi, thần Cây rồi mới được chặt. Người mà đứng ra chặt phải là người đứng tuổi, có vị thế và tiếng nói trong làng” – ông Năm cho biết thêm. Ảnh: Khung cảnh làng Nghi Sơn.
Rừng Miếu Cấm là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn và hầu như chưa có sự đụng chạm của bàn tay con người. Khu rừng với diện tích lên đến 10ha nên mỗi khi vào rừng sẽ dễ dàng bị lạc. Nếu khi bị lạc, người dân có 2 phương án để tìm lối ra. Một là nhìn vào rễ của những cây cổ thụ hướng theo hướng nào thì men theo hướng đó đi thẳng sẽ tìm được hướng ra. Hai là hãy tự dùng nước tiểu của mình để rửa mặt thì ắt sẽ nhìn thấy hướng ánh sáng mặt trời. Ảnh: Một gốc cây cổ thụ linh thiêng của đình làng Nghi Sơn.
Sự linh thiêng của khu rừng không chỉ dừng lại ở những quy định nghiêm ngặt của bản hương ước mà trên hết là sự hiên ngang, bất khuất của ngôi làng trong suốt bao năm sừng sững giữa mưa bom, bão táp. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất núi Hòn Tàu thường xuyên phải hứng chịu nhiều trận oanh tạc, tàn phá thảm khốc của bom đạn nhưng lạ kỳ thay, khu rừng Miếu Cấm lại tránh được sự tàn phá ấy. Ảnh: Quang cảnh đình làng Nghi Sơn.