Lurancy Vennum sinh ngày 16/4/1864 tại thị trấn Milford cách Watseka (Mỹ) 7 dặm về phía Nam. Sau nhiều lần chuyển nhà, gia đình cô quyết định dừng chân ở Watseka năm 1871. Kể từ đây, những chuyện ly kỳ bắt đầu xuất hiện.
Khi chuyển đến ngôi nhà mới, căn bệnh “điên điên khùng khùng” của Lurancy Vennum trở nên nổi tiếng toàn khu vực Watseka. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh thần kinh và khuyên gia đình nên đưa cô đến Nhà thương điên Asylum ở Peoria để chữa trị. Trên danh nghĩa, tiến sĩ E.Winchester Stevens đã chữa khỏi bệnh cho Lurancy chỉ sau 15 tuần, nhưng đi sâu vào tình tiết, câu chuyện khỏi bệnh của cô gái này lại vô cùng lạ lùng và kỳ bí.
Trước khi mắc bệnh “tâm thần”, Lurancy được mọi người gọi với cái tên thân thiết là "Rancy". Kể từ lúc sinh ra cô chưa bao giờ bị bệnh. Nhưng đến năm 1873, cô bất ngờ mắc bệnh sởi và những chuyện “lạ” bắt đầu xảy ra. Có lần cô nói bố mẹ: “Có nhiều người lạ vào trong phòng con đêm qua. Họ liên tục gọi tên “Rancy! Rancy!”. Con còn cảm nhận được hơi thở của họ phảng phất lên khuôn mặt mình”. Những đêm tiếp theo, Lurancy đã nói rằng, cô không thể ngủ được bởi mỗi lần cố gắng nhắm mắt thì lại có người đến và gọi "Rancy! Rancy!". Cô gái chỉ có thể trải qua giấc ngủ một cách bình yên khi có mẹ nằm cạnh bên. Ngày 11/7/1877, Lurancy bất ngờ ngã vật trên sàn nhà, toàn bộ cơ bắp đột nhiên cứng đơ. Cô đã nằm nguyên tư thế đó trong suốt 5 giờ. Sau khi lấy lại ý thức, cô nói với bố mẹ là tự thấy mình "rất kỳ lạ". Ngày hôm sau, tình trạng cơ thể cứng đơ của cô lại xuất hiện. Bộ não của cô dường như nhận thức được hai luồng suy nghĩ cùng một lúc. Cô nằm như người đã chết và nói những điều lạ lùng về những người mà mình đã nhìn thấy. Trong số đó có em gái và em trai của cô. "Ôi, mẹ ơi! Mẹ có nhìn thấy Laura và Bertie hay không? Các em vô cùng xinh xắn và đẹp trai!", cô thốt lên. Trên thực tế, Bertie đã chết khi Lurancy mới 3 tuổi. Lurancy còn gọi tên của rất nhiều người khác hay miêu tả thiên đường, thiên thần và thần linh. Có lần, tiến sĩ E.Winchester Stevens làm việc tại Bệnh viện Janesville (Wisconsin) đã ghé thăm gia đình và thấy Lurancy đang chống khuỷu tay lên đầu gối, chân cuộn tròn trên ghế, nhìn chằm chằm ra phía xa một cách hoang dại.
Lurancy không muốn ai đụng vào người mình. Cô gọi bố mẹ bằng những từ khiếm nhã. Sau đó, bác sĩ Stevens dùng thuật thôi miên để điều trị cho cô. Lurancy đã bình tĩnh kể rằng, những “linh hồn ma quỷ” đang điều khiển cô. Họ gồm một bà già khó tính tên Katrina Hogan và chàng trai trẻ Willie Canning. Khi bị linh hồn khác chiếm giữ, kiểm soát, Lurancy thường co quắp người và nói những điều khiến ai cũng kinh ngạc. Tiến sĩ Stevens khuyên Lurancy thử tìm một “linh hồn” nào đó tốt hơn so với hai "linh hồn" đang nhập vào cô. Lurancy đã lần lượt kể ra một vài “linh hồn” đang muốn chiếm lấy mình, trong đó có Mary Roff. Cha của Mary cũng có mặt ở đó và đồng ý để linh hồn con gái mình nhập vào Lurancy. Sau khi linh hồn này nhập vào Lurancy, những chuyện lạ lùng lại xảy ra, khiến mọi người vô cùng kinh ngạc.
Tháng 2/1878, tính cách của Lurancy hoàn toàn thay đổi. Từ một cô gái hung hăng, hiếu chiến, khó chịu với mọi thứ, cô bỗng trở nên lịch sự và dịu dàng. Tuy nhiên, Lurancy lại không nhận mình là con của gia đình Vennum mà liên tục đòi về sống với nhà Roff. Khi nghe tin về sự thay đổi bất thường này, bà Roff và em gái của Mary là Minerva Alter đã đến thăm cô. Trong ảnh là Mary Roff.
Kể từ khi bị “vong nhập”, Lurancy suốt ngày chỉ ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ. Khi trông thấy hai mẹ con bà Roff đến nơi, cô vui mừng reo lên: “Đó là mẹ tôi và em gái Nervie - tên “cúng cơm” mà Mary thường gọi em gái khi cô bé còn nhỏ. Khi họ vừa đặt chân vào nhà, cô chạy đến, ôm hôn họ và khóc lớn vì quá sung sướng. Mong con gái sớm hồi phục, gia đình Vennum đồng ý cho Lurancy đến ở cùng gia đình Roff. Cô đã nói với mọi người, rằng những thiên thần sẽ để cô ở đó đến khoảng tháng 5. Dù chưa từng đặt chân tới ngôi nhà của gia đình Roff nhưng Lurancy lại biết rất rõ về nơi này. Thậm chí, cô còn kể lại các sự kiện đặc biệt trong cuộc đời Mary Roff. Cô cũng nhận ra những người thân và bạn bè của Mary, thậm chí mặc những trang phục ưa thích của Mary khi cô này còn sống. Cô dùng đồ của Mary như thể nó là của mình và kể lại những chuyện trong quá khứ mà chỉ thành viên trong gia đình mới biết. Thoạt đầu, khi gia đình Vennum đến thăm, Lurancy đối xử với họ như những người xa lạ. Sau nhiều lần gặp mặt, cô bắt đầu yêu quý họ và trở nên thân thiết hơn. Cô vô cùng hạnh phúc và mọi người đều tin rằng cô không hề bị điên.
Thỉnh thoảng, “linh hồn” của Mary biến mất và thay vào đó là “linh hồn” của Lurancy. Tuy nhiên, nó chỉ thường kéo dài trong vài phút. Cũng có vài lần, “linh hồn” của Lurancy nắm quyền kiểm soát trong một thời gian dài. Khi được hỏi: “Vậy 'linh hồn' của Lurancy đang ở đâu?” thì cô trả lời: “Lurancy đang đi xa. Cô ấy đang được điều trị và sẽ trở về khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Khi Lurancy sẵn sàng trở lại, Mary sẽ rời đi”.Đến ngày 7/5/1878, cô nói với gia đình Roff rằng, đã đến lúc cô phải rời khỏi nơi đây vì Lurancy sắp quay trở lại. Vào ngày 21/5, Mary đã khóc rất nhiều khi phải nói lời tạm biệt tất cả mọi người. "Linh hồn" của Lurancy đã trở lại với cơ thể cô. Vì vậy, cô đã xin phép được trở về với bố mẹ đẻ. Khi đã hoàn toàn bình phục, Lurancy nói với gia đình mình rằng, 15 tuần vừa qua dường như là một giấc mơ kỳ lạ. Cô ngày càng thông minh, siêng năng, nữ tính và lịch sự hơn so với hình ảnh trước đây. Cha mẹ Lurancy vô cùng biết ơn tiến sĩ Stevens vì đã giúp con gái hồi phục sức khỏe. Họ cho rằng, nếu không có ông thì Lurancy sẽ tiếp tục ở nhà và sẽ chết hay phải sống trong nhà thương điên suốt đời.
Tháng 7/1878, tiến sĩ Stevens chứng nhận Lurancy hoàn toàn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Ông còn nhận được lá thư viết tay cảm ơn có nét bút của Lurancy khi còn là Mary Roff. Đến tháng 1/1882, Lurancy kết hôn với người Mỹ gốc Anh có tên George Binning. Hai năm sau, họ chuyển đến Kansas và sống hạnh phúc bên 11 người con. Vào thời điểm đó, nhiều tờ báo ở Chicago và các bang khác ở Mỹ đều đưa tin về sự tồn tại của “linh hồn” và việc “nhập hồn”. Tuy nhiên, một số người lại cho đó là trò lừa bịp của hai gia đình nhằm thu hút sự chú ý của dư luận để được nổi tiếng. Hay Lurancy quá thông minh để có thể lừa được cả gia đình mình, gia đình Mary Roff và những nhân viên điều tra. Tiến sĩ Richard Hodgson, người đã cộng tác với Morton Prince trong việc nghiên cứu chứng đa nhân cách của Christine Beauchamp cuối thế kỷ XIX lại cho rằng, Lurancy có thể mắc hội chứng đa nhân cách. Mary Roff có thể là nhân cách thứ hai của Lurancy.
Lurancy Vennum sinh ngày 16/4/1864 tại thị trấn Milford cách Watseka (Mỹ) 7 dặm về phía Nam. Sau nhiều lần chuyển nhà, gia đình cô quyết định dừng chân ở Watseka năm 1871. Kể từ đây, những chuyện ly kỳ bắt đầu xuất hiện.
Khi chuyển đến ngôi nhà mới, căn bệnh “điên điên khùng khùng” của Lurancy Vennum trở nên nổi tiếng toàn khu vực Watseka. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh thần kinh và khuyên gia đình nên đưa cô đến Nhà thương điên Asylum ở Peoria để chữa trị. Trên danh nghĩa, tiến sĩ E.Winchester Stevens đã chữa khỏi bệnh cho Lurancy chỉ sau 15 tuần, nhưng đi sâu vào tình tiết, câu chuyện khỏi bệnh của cô gái này lại vô cùng lạ lùng và kỳ bí.
Trước khi mắc bệnh “tâm thần”, Lurancy được mọi người gọi với cái tên thân thiết là "Rancy". Kể từ lúc sinh ra cô chưa bao giờ bị bệnh. Nhưng đến năm 1873, cô bất ngờ mắc bệnh sởi và những chuyện “lạ” bắt đầu xảy ra. Có lần cô nói bố mẹ: “Có nhiều người lạ vào trong phòng con đêm qua. Họ liên tục gọi tên “Rancy! Rancy!”.
Con còn cảm nhận được hơi thở của họ phảng phất lên khuôn mặt mình”. Những đêm tiếp theo, Lurancy đã nói rằng, cô không thể ngủ được bởi mỗi lần cố gắng nhắm mắt thì lại có người đến và gọi "Rancy! Rancy!". Cô gái chỉ có thể trải qua giấc ngủ một cách bình yên khi có mẹ nằm cạnh bên.
Ngày 11/7/1877, Lurancy bất ngờ ngã vật trên sàn nhà, toàn bộ cơ bắp đột nhiên cứng đơ. Cô đã nằm nguyên tư thế đó trong suốt 5 giờ. Sau khi lấy lại ý thức, cô nói với bố mẹ là tự thấy mình "rất kỳ lạ". Ngày hôm sau, tình trạng cơ thể cứng đơ của cô lại xuất hiện. Bộ não của cô dường như nhận thức được hai luồng suy nghĩ cùng một lúc. Cô nằm như người đã chết và nói những điều lạ lùng về những người mà mình đã nhìn thấy. Trong số đó có em gái và em trai của cô. "Ôi, mẹ ơi! Mẹ có nhìn thấy Laura và Bertie hay không? Các em vô cùng xinh xắn và đẹp trai!", cô thốt lên. Trên thực tế, Bertie đã chết khi Lurancy mới 3 tuổi.
Lurancy còn gọi tên của rất nhiều người khác hay miêu tả thiên đường, thiên thần và thần linh. Có lần, tiến sĩ E.Winchester Stevens làm việc tại Bệnh viện Janesville (Wisconsin) đã ghé thăm gia đình và thấy Lurancy đang chống khuỷu tay lên đầu gối, chân cuộn tròn trên ghế, nhìn chằm chằm ra phía xa một cách hoang dại.
Lurancy không muốn ai đụng vào người mình. Cô gọi bố mẹ bằng những từ khiếm nhã. Sau đó, bác sĩ Stevens dùng thuật thôi miên để điều trị cho cô. Lurancy đã bình tĩnh kể rằng, những “linh hồn ma quỷ” đang điều khiển cô. Họ gồm một bà già khó tính tên Katrina Hogan và chàng trai trẻ Willie Canning.
Khi bị linh hồn khác chiếm giữ, kiểm soát, Lurancy thường co quắp người và nói những điều khiến ai cũng kinh ngạc. Tiến sĩ Stevens khuyên Lurancy thử tìm một “linh hồn” nào đó tốt hơn so với hai "linh hồn" đang nhập vào cô. Lurancy đã lần lượt kể ra một vài “linh hồn” đang muốn chiếm lấy mình, trong đó có Mary Roff. Cha của Mary cũng có mặt ở đó và đồng ý để linh hồn con gái mình nhập vào Lurancy. Sau khi linh hồn này nhập vào Lurancy, những chuyện lạ lùng lại xảy ra, khiến mọi người vô cùng kinh ngạc.
Tháng 2/1878, tính cách của Lurancy hoàn toàn thay đổi. Từ một cô gái hung hăng, hiếu chiến, khó chịu với mọi thứ, cô bỗng trở nên lịch sự và dịu dàng. Tuy nhiên, Lurancy lại không nhận mình là con của gia đình Vennum mà liên tục đòi về sống với nhà Roff. Khi nghe tin về sự thay đổi bất thường này, bà Roff và em gái của Mary là Minerva Alter đã đến thăm cô. Trong ảnh là Mary Roff.
Kể từ khi bị “vong nhập”, Lurancy suốt ngày chỉ ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ. Khi trông thấy hai mẹ con bà Roff đến nơi, cô vui mừng reo lên: “Đó là mẹ tôi và em gái Nervie - tên “cúng cơm” mà Mary thường gọi em gái khi cô bé còn nhỏ. Khi họ vừa đặt chân vào nhà, cô chạy đến, ôm hôn họ và khóc lớn vì quá sung sướng. Mong con gái sớm hồi phục, gia đình Vennum đồng ý cho Lurancy đến ở cùng gia đình Roff. Cô đã nói với mọi người, rằng những thiên thần sẽ để cô ở đó đến khoảng tháng 5.
Dù chưa từng đặt chân tới ngôi nhà của gia đình Roff nhưng Lurancy lại biết rất rõ về nơi này. Thậm chí, cô còn kể lại các sự kiện đặc biệt trong cuộc đời Mary Roff. Cô cũng nhận ra những người thân và bạn bè của Mary, thậm chí mặc những trang phục ưa thích của Mary khi cô này còn sống. Cô dùng đồ của Mary như thể nó là của mình và kể lại những chuyện trong quá khứ mà chỉ thành viên trong gia đình mới biết. Thoạt đầu, khi gia đình Vennum đến thăm, Lurancy đối xử với họ như những người xa lạ. Sau nhiều lần gặp mặt, cô bắt đầu yêu quý họ và trở nên thân thiết hơn. Cô vô cùng hạnh phúc và mọi người đều tin rằng cô không hề bị điên.
Thỉnh thoảng, “linh hồn” của Mary biến mất và thay vào đó là “linh hồn” của Lurancy. Tuy nhiên, nó chỉ thường kéo dài trong vài phút. Cũng có vài lần, “linh hồn” của Lurancy nắm quyền kiểm soát trong một thời gian dài. Khi được hỏi: “Vậy 'linh hồn' của Lurancy đang ở đâu?” thì cô trả lời: “Lurancy đang đi xa. Cô ấy đang được điều trị và sẽ trở về khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn. Khi Lurancy sẵn sàng trở lại, Mary sẽ rời đi”.
Đến ngày 7/5/1878, cô nói với gia đình Roff rằng, đã đến lúc cô phải rời khỏi nơi đây vì Lurancy sắp quay trở lại. Vào ngày 21/5, Mary đã khóc rất nhiều khi phải nói lời tạm biệt tất cả mọi người. "Linh hồn" của Lurancy đã trở lại với cơ thể cô. Vì vậy, cô đã xin phép được trở về với bố mẹ đẻ.
Khi đã hoàn toàn bình phục, Lurancy nói với gia đình mình rằng, 15 tuần vừa qua dường như là một giấc mơ kỳ lạ. Cô ngày càng thông minh, siêng năng, nữ tính và lịch sự hơn so với hình ảnh trước đây. Cha mẹ Lurancy vô cùng biết ơn tiến sĩ Stevens vì đã giúp con gái hồi phục sức khỏe. Họ cho rằng, nếu không có ông thì Lurancy sẽ tiếp tục ở nhà và sẽ chết hay phải sống trong nhà thương điên suốt đời.
Tháng 7/1878, tiến sĩ Stevens chứng nhận Lurancy hoàn toàn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Ông còn nhận được lá thư viết tay cảm ơn có nét bút của Lurancy khi còn là Mary Roff. Đến tháng 1/1882, Lurancy kết hôn với người Mỹ gốc Anh có tên George Binning. Hai năm sau, họ chuyển đến Kansas và sống hạnh phúc bên 11 người con.
Vào thời điểm đó, nhiều tờ báo ở Chicago và các bang khác ở Mỹ đều đưa tin về sự tồn tại của “linh hồn” và việc “nhập hồn”. Tuy nhiên, một số người lại cho đó là trò lừa bịp của hai gia đình nhằm thu hút sự chú ý của dư luận để được nổi tiếng. Hay Lurancy quá thông minh để có thể lừa được cả gia đình mình, gia đình Mary Roff và những nhân viên điều tra.
Tiến sĩ Richard Hodgson, người đã cộng tác với Morton Prince trong việc nghiên cứu chứng đa nhân cách của Christine Beauchamp cuối thế kỷ XIX lại cho rằng, Lurancy có thể mắc hội chứng đa nhân cách. Mary Roff có thể là nhân cách thứ hai của Lurancy.