Vào năm 2014, Giáo sư nhân chủng học Amelie Alterauge thuộc Viện Pháp Y tại Đại học Bern (Thuỵ Sĩ) và các đồng nghiệp bắt đầu nghiên cứu một bộ hài cốt 400 tuổi chôn trong tư thế úp mặt xuống đất.Thi hài này được tìm thấy trong ngôi mộ cổ tại Đức. Bên cạnh thi hài có một con dao và chiếc ví đựng tiền xu có niên đại từ năm 1630 - 1650.Qua quá trình điều tra, giới khoa học xác nhận bộ hài cốt thuộc về một người đàn ông qua đời vì bệnh dịch hạch.Trong giai đoạn từ năm 1630 - 1650, bệnh dịch hạch xuất hiện và hoành hành ở khu vực tìm thấy bộ hài cốt cổ trên.Theo giáo sư Alterauge, bộ hài cốt người đàn ông không được chôn cất theo tư thế bình thường là ngửa mặt lên. Thay vào đó, người này được mai táng trong tư thế úp mặt.Mục đích của người xưa khi thực hiện kiểu chôn cất này là để ngăn người chết trở thành xác sống, "đội mồ sống lại" gây ám ảnh cho những người còn sống.Để đi đến kết luận này, giáo sư Alterauge và các đồng nghiệp nghiên cứu gần 100 ngôi mộ cổ được phát hiện ở Thuỵ Sĩ, Đức và Áo. Trong những ngôi mộ này, nhiều bộ hài cốt chôn cất trong tư thế úp mặt. Phần lớn số hài cốt này là nạn nhận của bệnh dịch hạch càn quét châu Âu thời Trung cổ.Thêm nữa, các nhà nghiên cứu tìm thấy một số tài liệu về giai đoạn trên có nhắc đến "nachzehrer" (tạm dịch là "những kẻ ăn thịt xác chết") hay còn gọi là xác sống (zombie).Điều này khiến các chuyên gia có thêm cơ sở khẳng định kiểu chôn cất úp mặt xuống đất được người xưa thực hiện xuất phát từ nỗi lo sợ người chết vì dịch hạch có thể trở thành xác sống.Vì vậy, người xưa thực hiện cách mai táng đặt thi hài người quá cố úp mặt xuống nhằm ngăn xác chết đội mồ sống lại đi gây họa khắp nơi. Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14
Vào năm 2014, Giáo sư nhân chủng học Amelie Alterauge thuộc Viện Pháp Y tại Đại học Bern (Thuỵ Sĩ) và các đồng nghiệp bắt đầu nghiên cứu một bộ hài cốt 400 tuổi chôn trong tư thế úp mặt xuống đất.
Thi hài này được tìm thấy trong ngôi mộ cổ tại Đức. Bên cạnh thi hài có một con dao và chiếc ví đựng tiền xu có niên đại từ năm 1630 - 1650.
Qua quá trình điều tra, giới khoa học xác nhận bộ hài cốt thuộc về một người đàn ông qua đời vì bệnh dịch hạch.
Trong giai đoạn từ năm 1630 - 1650, bệnh dịch hạch xuất hiện và hoành hành ở khu vực tìm thấy bộ hài cốt cổ trên.
Theo giáo sư Alterauge, bộ hài cốt người đàn ông không được chôn cất theo tư thế bình thường là ngửa mặt lên. Thay vào đó, người này được mai táng trong tư thế úp mặt.
Mục đích của người xưa khi thực hiện kiểu chôn cất này là để ngăn người chết trở thành xác sống, "đội mồ sống lại" gây ám ảnh cho những người còn sống.
Để đi đến kết luận này, giáo sư Alterauge và các đồng nghiệp nghiên cứu gần 100 ngôi mộ cổ được phát hiện ở Thuỵ Sĩ, Đức và Áo. Trong những ngôi mộ này, nhiều bộ hài cốt chôn cất trong tư thế úp mặt. Phần lớn số hài cốt này là nạn nhận của bệnh dịch hạch càn quét châu Âu thời Trung cổ.
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu tìm thấy một số tài liệu về giai đoạn trên có nhắc đến "nachzehrer" (tạm dịch là "những kẻ ăn thịt xác chết") hay còn gọi là xác sống (zombie).
Điều này khiến các chuyên gia có thêm cơ sở khẳng định kiểu chôn cất úp mặt xuống đất được người xưa thực hiện xuất phát từ nỗi lo sợ người chết vì dịch hạch có thể trở thành xác sống.
Vì vậy, người xưa thực hiện cách mai táng đặt thi hài người quá cố úp mặt xuống nhằm ngăn xác chết đội mồ sống lại đi gây họa khắp nơi.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14