Sử sách nước ta ghi chép hạn chế về bệnh dịch. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", trận dịch đầu tiên trong lịch sử xảy ra vào năm 1100, dưới thời trị vì của vua Lý Nhân Tông.Theo các tài liệu lịch sử, từ năm 1010 đến 1789, có 9 trận dịch bùng nổ ở Việt Nam được sử sách ghi chép. Nhà Nguyễn là triều đại chép nhiều trận dịch nhất. Theo sách "Đại Nam thực lục", chỉ trong hơn 70 năm (1820-1795), khoảng 70 trận dịch được ghi chép.Theo sách "Minh Mạng chính yếu", trận dịch lớn đầu tiên dưới triều Nguyễn xảy ra năm 1820, dưới triều vua Minh Mạng. Theo đó, trận dịch này khiến 206.835 người tử vong (dân số lúc này khoảng 7 triệu), triều đình phát chẩn đến 730.000 quan tiền trợ cấp cho nhân dân.Dù chưa thể khẳng định chắc chắn, thông qua việc "vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp", được sử sách ghi chép lại, các nhà khoa học nhận định đó là dịch tả.Theo sách "Đại Nam thực lục", bệnh dịch có nguồn gốc từ các thuyền buôn Ấn Độ, xâm nhập vào nước ta đầu tiên ỏ tỉnh Hà Tiên, thuộc miền Tây Nam Bộ, sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác.Đây là trận dịch lớn bùng nổ năm 1849 dưới thời vua Tự Đức, khiến 589.460 người Việt tử vong. Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, đây cũng chính là trận dịch lớn nhất từng nổ ra ở nước ta. Trận dịch khiến kỳ thi Nho học năm 1849 phải hoãn, số người chết ở Vĩnh Long lên đến hơn 43 nghìn người, Quảng Bình hơn 23 nghìn người.Theo ghi chép của sách “Đại Nam thực lục”, từ tháng 11/1887 đến tháng 6/1888, dịch đậu mùa hoành hành ở tỉnh Quảng Ngãi, khiến 13.934 người tử vong.Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", đậu mùa là căn bệnh làm hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh), tử vong. Hoàng tử Cảnh là người được vua Gia Long tính truyền lại ngôi báu.
Sử sách nước ta ghi chép hạn chế về bệnh dịch. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", trận dịch đầu tiên trong lịch sử xảy ra vào năm 1100, dưới thời trị vì của vua Lý Nhân Tông.
Theo các tài liệu lịch sử, từ năm 1010 đến 1789, có 9 trận dịch bùng nổ ở Việt Nam được sử sách ghi chép. Nhà Nguyễn là triều đại chép nhiều trận dịch nhất. Theo sách "Đại Nam thực lục", chỉ trong hơn 70 năm (1820-1795), khoảng 70 trận dịch được ghi chép.
Theo sách "Minh Mạng chính yếu", trận dịch lớn đầu tiên dưới triều Nguyễn xảy ra năm 1820, dưới triều vua Minh Mạng. Theo đó, trận dịch này khiến 206.835 người tử vong (dân số lúc này khoảng 7 triệu), triều đình phát chẩn đến 730.000 quan tiền trợ cấp cho nhân dân.
Dù chưa thể khẳng định chắc chắn, thông qua việc "vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp", được sử sách ghi chép lại, các nhà khoa học nhận định đó là dịch tả.
Theo sách "Đại Nam thực lục", bệnh dịch có nguồn gốc từ các thuyền buôn Ấn Độ, xâm nhập vào nước ta đầu tiên ỏ tỉnh Hà Tiên, thuộc miền Tây Nam Bộ, sau đó lan rộng ra nhiều địa phương khác.
Đây là trận dịch lớn bùng nổ năm 1849 dưới thời vua Tự Đức, khiến 589.460 người Việt tử vong. Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, đây cũng chính là trận dịch lớn nhất từng nổ ra ở nước ta. Trận dịch khiến kỳ thi Nho học năm 1849 phải hoãn, số người chết ở Vĩnh Long lên đến hơn 43 nghìn người, Quảng Bình hơn 23 nghìn người.
Theo ghi chép của sách “Đại Nam thực lục”, từ tháng 11/1887 đến tháng 6/1888, dịch đậu mùa hoành hành ở tỉnh Quảng Ngãi, khiến 13.934 người tử vong.
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", đậu mùa là căn bệnh làm hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh), tử vong. Hoàng tử Cảnh là người được vua Gia Long tính truyền lại ngôi báu.