Vào ngày 26/4/1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra tại Ukraine làm "rung chuyển" thế giới. Khi ấy, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ.Vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần nóc nặng nghìn tấn của lò phản ứng số 4 của nhà máy Chernobyl.Sau khi xảy ra vụ nổ, hỏa hoạn tiếp diễn khiến một lượng lớn chất phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh.Theo các nhà nghiên cứu, chất phóng xạ từ vụ nổ ở nhà máy Chernobyl lan ra nhiều vùng ở phía tây nước Nga và châu Âu. Vì vậy, sự kiện này trở thành một trong những thảm kịch hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.Thành phố Pripyat nằm cách nhà máy điện hạt nhân Chernobyl khoảng 2,5 km bị ảnh hưởng nặng nề.Vì vậy, giới chức trách nhanh chóng sơ tán toàn bộ người dân ở thành phố Pripyat đến nơi an toàn.Kể từ đây, thành phố Pripyat và những vùng đất xung quanh bị bỏ hoang. Dù thảm họa hạt nhân xảy ra đã 34 năm nhưng nồng độ phóng xạ quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn ở mức rất cao.Các chuyên gia tính toán nồng độ phóng xạ ở Pripyat có thể quay về ngưỡng an toàn cho con người sinh sống sau khoảng 24.000 năm nữa.Theo đó, người dân hiện chưa thể quay trở về nhà. Trải qua hơn 3 thập kỷ, các tòa nhà, đường xá, cầu... ở Pripyat xuống cấp và trở nên vắng lặng đến rợn người.Quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl không có dấu hiệu sự sống khiến nhiều người cảm thấy nơi đây giống "vùng đất chết". Mời độc giả xem video: Nga chuẩn bị đóng tàu phá băng nguyên tử mới. Nguồn: QPVN
Vào ngày 26/4/1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra tại Ukraine làm "rung chuyển" thế giới. Khi ấy, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ.
Vụ nổ mạnh đến mức thổi bay cả phần nóc nặng nghìn tấn của lò phản ứng số 4 của nhà máy Chernobyl.
Sau khi xảy ra vụ nổ, hỏa hoạn tiếp diễn khiến một lượng lớn chất phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh.
Theo các nhà nghiên cứu, chất phóng xạ từ vụ nổ ở nhà máy Chernobyl lan ra nhiều vùng ở phía tây nước Nga và châu Âu. Vì vậy, sự kiện này trở thành một trong những thảm kịch hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.
Thành phố Pripyat nằm cách nhà máy điện hạt nhân Chernobyl khoảng 2,5 km bị ảnh hưởng nặng nề.
Vì vậy, giới chức trách nhanh chóng sơ tán toàn bộ người dân ở thành phố Pripyat đến nơi an toàn.
Kể từ đây, thành phố Pripyat và những vùng đất xung quanh bị bỏ hoang. Dù thảm họa hạt nhân xảy ra đã 34 năm nhưng nồng độ phóng xạ quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn ở mức rất cao.
Các chuyên gia tính toán nồng độ phóng xạ ở Pripyat có thể quay về ngưỡng an toàn cho con người sinh sống sau khoảng 24.000 năm nữa.
Theo đó, người dân hiện chưa thể quay trở về nhà. Trải qua hơn 3 thập kỷ, các tòa nhà, đường xá, cầu... ở Pripyat xuống cấp và trở nên vắng lặng đến rợn người.
Quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl không có dấu hiệu sự sống khiến nhiều người cảm thấy nơi đây giống "vùng đất chết".
Mời độc giả xem video: Nga chuẩn bị đóng tàu phá băng nguyên tử mới. Nguồn: QPVN