1. Nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Vụ việc kinh hoàng này xảy ra vào ngày 26/4/1986. Khi đó, khoảng 5% các chất phóng xạ trong lò phản ứng đã rò rỉ ra bên ngoài và phát tán vào bầu khí quyển. Theo một số tài liệu, hậu quả của vụ nổ đã khiến 2 công nhân làm việc tại nhà máy tử vong vào đêm hôm đó. Vài tuần sau đó, 28 người khác thiệt mạng do nhiễm độc phóng xạ. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục hoạt động 14 năm sau khi xảy ra thảm họa và đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của cộng đồng quốc tế. Chính quyền cũng lập một vùng cách ly có bán kính 30 km quanh nhà máy Chernobyl bởi lẽ đây là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất thế giới hiện nay. 2. Nổ bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Mỹ và Nhật Bản đã có cuộc xung đột lớn trong Chiến tranh thế giới 2. Mỗi bên đều sở hữu sức mạnh quân sự và vũ khí hùng hậu. Năm 1941, Nhật Bản đã thực hiện cuộc tấn công Trân Châu Cảng - một trong những cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào Mỹ. Đáp trả lại, Mỹ đã thả 2 quả bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945. Máy bay ném bom B-29 đã thả bom nguyên tử “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/8/1945, khiến 14.000 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người khác bị thương. Ba ngày sau đó, Mỹ thả tiếp bom nguyên tử "Fat Man", khiến 75.000 người dân ở Nagasaki thiệt mạng và 286.000 người khác bị thương. 3. Sự kiện Tunguska xảy ra ở Siberia, Nga hồi tháng 6/1908. Khi đó, một vật thể chưa xác định nổ tung trên bầu trời đã tạo ra xung động còn mạnh hơn cả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Vụ nổ đã làm cây cối trong bán kính khoảng 2.072 km2 ngã rạp. Khi đó, người ta cho rằng nguyên nhân gây ra vụ nổ khủng khiếp trên là do một tiểu hành tinh hoặc sao chổi phát nổ khi xâm nhập khí quyển Trái đất. 4. Vụ phun trào núi lửa Tambora tại Sambawa, Indonesia năm 1875 là một trong số những vụ nổ gây chấn động nhất lịch sử nhân loại. Vụ phun trào núi lửa Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn thuốc nổ TNT. Cột bụi núi lửa khi đó cao đến hàng chục km và phát tán bụi ra bầu khí quyển bao quanh bán cầu. Sự kiện này khiến vụ mùa của người dân bị thất thu và đói kém xảy ra triền miên ở châu Âu và Bắc Mỹ. Theo ước tính, vài giờ diễn ra vụ phun trào núi lửa, có khoảng 12.000 người chết trực tiếp. Người ta còn nghe thấy âm thanh của vụ phun trào núi lửa khi đứng cách nơi đó hơn 2.000 dặm. 5. Sự tuyệt chủng ở Kỷ Phấn Trắng thứ ba là một trong những vụ nổ "kinh thiên động địa" nhất trong lịch sử nhân loại và gây ra thương vong khủng khiếp. Vào khoảng 65 triệu năm trước, một sự kiện được mọi người biết đến với tên gọi Kỷ Phần Trắng thứ ba đã gây ra sự tuyệt chủng của rất nhiều giống loài, nhưng phổ biến nhất là sự tuyệt chủng của các loài khủng long. Theo đó, khoảng 50% cá thể trên Trái đất bị diệt vong. Nhiều cá thể, giống loài may mắn sống sót sau sự kiện đó cũng gặp khá nhiều khó khăn để sinh tồn do hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ước tính, sức công phá của vụ nổ tương đương khoảng 96 tỉ tấn thuốc nổ TNT.
1. Nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Vụ việc kinh hoàng này xảy ra vào ngày 26/4/1986. Khi đó, khoảng 5% các chất phóng xạ trong lò phản ứng đã rò rỉ ra bên ngoài và phát tán vào bầu khí quyển. Theo một số tài liệu, hậu quả của vụ nổ đã khiến 2 công nhân làm việc tại nhà máy tử vong vào đêm hôm đó. Vài tuần sau đó, 28 người khác thiệt mạng do nhiễm độc phóng xạ.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục hoạt động 14 năm sau khi xảy ra thảm họa và đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của cộng đồng quốc tế. Chính quyền cũng lập một vùng cách ly có bán kính 30 km quanh nhà máy Chernobyl bởi lẽ đây là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất thế giới hiện nay.
2. Nổ bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Mỹ và Nhật Bản đã có cuộc xung đột lớn trong Chiến tranh thế giới 2. Mỗi bên đều sở hữu sức mạnh quân sự và vũ khí hùng hậu. Năm 1941, Nhật Bản đã thực hiện cuộc tấn công Trân Châu Cảng - một trong những cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào Mỹ. Đáp trả lại, Mỹ đã thả 2 quả bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945.
Máy bay ném bom B-29 đã thả bom nguyên tử “Little Boy” xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/8/1945, khiến 14.000 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người khác bị thương. Ba ngày sau đó, Mỹ thả tiếp bom nguyên tử "Fat Man", khiến 75.000 người dân ở Nagasaki thiệt mạng và 286.000 người khác bị thương.
3. Sự kiện Tunguska xảy ra ở Siberia, Nga hồi tháng 6/1908. Khi đó, một vật thể chưa xác định nổ tung trên bầu trời đã tạo ra xung động còn mạnh hơn cả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
Vụ nổ đã làm cây cối trong bán kính khoảng 2.072 km2 ngã rạp. Khi đó, người ta cho rằng nguyên nhân gây ra vụ nổ khủng khiếp trên là do một tiểu hành tinh hoặc sao chổi phát nổ khi xâm nhập khí quyển Trái đất.
4. Vụ phun trào núi lửa Tambora tại Sambawa, Indonesia năm 1875 là một trong số những vụ nổ gây chấn động nhất lịch sử nhân loại. Vụ phun trào núi lửa Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn thuốc nổ TNT. Cột bụi núi lửa khi đó cao đến hàng chục km và phát tán bụi ra bầu khí quyển bao quanh bán cầu.
Sự kiện này khiến vụ mùa của người dân bị thất thu và đói kém xảy ra triền miên ở châu Âu và Bắc Mỹ. Theo ước tính, vài giờ diễn ra vụ phun trào núi lửa, có khoảng 12.000 người chết trực tiếp. Người ta còn nghe thấy âm thanh của vụ phun trào núi lửa khi đứng cách nơi đó hơn 2.000 dặm.
5. Sự tuyệt chủng ở Kỷ Phấn Trắng thứ ba là một trong những vụ nổ "kinh thiên động địa" nhất trong lịch sử nhân loại và gây ra thương vong khủng khiếp. Vào khoảng 65 triệu năm trước, một sự kiện được mọi người biết đến với tên gọi Kỷ Phần Trắng thứ ba đã gây ra sự tuyệt chủng của rất nhiều giống loài, nhưng phổ biến nhất là sự tuyệt chủng của các loài khủng long.
Theo đó, khoảng 50% cá thể trên Trái đất bị diệt vong. Nhiều cá thể, giống loài may mắn sống sót sau sự kiện đó cũng gặp khá nhiều khó khăn để sinh tồn do hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ước tính, sức công phá của vụ nổ tương đương khoảng 96 tỉ tấn thuốc nổ TNT.