1. Sinh tại Bozen, Áo năm 1895, Max Valier là nhà khoa học đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa ở Đức. Ngày 17/5/1930, khi ông Valier thử nghiệm tên lửa trong phòng thí nghiệm ở Berlin thì tên lửa trên bất ngờ phát nổ. Một mảnh thép trong vụ nổ đã đâm trúng vào thân động mạch phổi và cướp đi tính mạng của ông. 2. Bác sĩ, nhà triết học và là nhà văn khoa học viễn tưởng Alexander Bogdanov (Nga) nổi tiếng với việc chữa khỏi bệnh hói đầu và cải thiện thị lực của bản thân bằng cách truyền máu. Ông là người sáng lập Viện truyền máu Liên Xô năm 1926. Ông Alexander đã 11 lần truyền máu vào chính cơ thể mình. Tuy nhiên, trong lần truyền máu cuối cùng, ông đã bị nhiễm sốt rét và lao rồi tử vong sau đó. 3. Marie Curie cùng chồng Pierre Curie đã có những nghiên cứu và phân tích quý giá về phóng xạ. Trong đó, họ đã tách được hai chất phóng xạ là poloni và radi. Tuy nhiên, do thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ nên Marie Curie đã bị bệnh bạch cầu và qua đời năm 1934. 4. Nhà hóa học Carl Scheel (1742-1786) đã phát hiện ra nhiều nguyên tố trong đó có oxy. Tuy nhiên, vào thời gian ông sống, những biện pháp bảo đảm an toàn cho các nhà nghiên cứu không được chú ý cẩn thận. Ông Carl thường sử dụng các giác quan để tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là khứu giác và vị giác. Chính vì vậy, trong một lần thử hydro xyanua, nhà hóa học này đã qua đời vì nhiễm độc kim loại nặng. Nguyên nhân là do sự tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axít flohydric và một số chất khác. 5. Elizabeth Fleischman Ascheim (1859-1905) là người mở phòng khám sử dụng tia X đầu tiên trên lãnh thổ Mỹ. Sau đó bà cùng anh chồng nghiên cứu tác dụng của việc chụp X-quang bằng cách thực hiện thí nghiệm trên chính cơ thể hai người. Bà còn nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ. Tuy nhiên, do không dùng biện pháp bảo hộ khi nghiên cứu cũng như trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nên bà Elizabeth đã nhiễm độc phóng xạ và qua đời vì những nghiên cứu của bản thân trong quá trình thí nghiệm.
1. Sinh tại Bozen, Áo năm 1895, Max Valier là nhà khoa học đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa ở Đức. Ngày 17/5/1930, khi ông Valier thử nghiệm tên lửa trong phòng thí nghiệm ở Berlin thì tên lửa trên bất ngờ phát nổ.
Một mảnh thép trong vụ nổ đã đâm trúng vào thân động mạch phổi và cướp đi tính mạng của ông.
2. Bác sĩ, nhà triết học và là nhà văn khoa học viễn tưởng Alexander Bogdanov (Nga) nổi tiếng với việc chữa khỏi bệnh hói đầu và cải thiện thị lực của bản thân bằng cách truyền máu. Ông là người sáng lập Viện truyền máu Liên Xô năm 1926.
Ông Alexander đã 11 lần truyền máu vào chính cơ thể mình. Tuy nhiên, trong lần truyền máu cuối cùng, ông đã bị nhiễm sốt rét và lao rồi tử vong sau đó.
3. Marie Curie cùng chồng Pierre Curie đã có những nghiên cứu và phân tích quý giá về phóng xạ. Trong đó, họ đã tách được hai chất phóng xạ là poloni và radi.
Tuy nhiên, do thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ nên Marie Curie đã bị bệnh bạch cầu và qua đời năm 1934.
4. Nhà hóa học Carl Scheel (1742-1786) đã phát hiện ra nhiều nguyên tố trong đó có oxy. Tuy nhiên, vào thời gian ông sống, những biện pháp bảo đảm an toàn cho các nhà nghiên cứu không được chú ý cẩn thận. Ông Carl thường sử dụng các giác quan để tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là khứu giác và vị giác.
Chính vì vậy, trong một lần thử hydro xyanua, nhà hóa học này đã qua đời vì nhiễm độc kim loại nặng. Nguyên nhân là do sự tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axít flohydric và một số chất khác.
5. Elizabeth Fleischman Ascheim (1859-1905) là người mở phòng khám sử dụng tia X đầu tiên trên lãnh thổ Mỹ. Sau đó bà cùng anh chồng nghiên cứu tác dụng của việc chụp X-quang bằng cách thực hiện thí nghiệm trên chính cơ thể hai người.
Bà còn nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ. Tuy nhiên, do không dùng biện pháp bảo hộ khi nghiên cứu cũng như trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nên bà Elizabeth đã nhiễm độc phóng xạ và qua đời vì những nghiên cứu của bản thân trong quá trình thí nghiệm.